Không giống với sổ đỏ gần như đã được phổ cập phổ biến. “Sổ xanh là gì” vẫn là khái niệm khá lạ lẫm với đa số người dân. Nói ngắn gọn thì đây là loại giấy tờ tương tự cấp cho những người tham gia vào hoạt động sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp.
Nó cho phép họ khai thác tài nguyên tự nhiên, trồng trọt, chăn nuôi và các hoạt động sản xuất khác trên đất được giao. Tuy nhiên, việc sử dụng đất phải tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
1. Sổ xanh là gì?
Sổ xanh là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất rừng do Lâm trường cấp cho người dân để quản lý, khai thác và trồng rừng theo thời hạn. Trên thực tế, cấp sổ xanh được coi như một hình thức cho thuê đất của Nhà nước. Đây là câu trả lời ngắn gọn nhất cho thắc mắc “ sổ xanh là gì”.
2. Đất sổ xanh là đất gì?
Có thể bạn chưa biết, sổ xanh còn được gọi là sổ xanh đất nông nghiệp. Đất sổ xanh là nhóm đất nông nghiệp, bao gồm:
- Đất rừng đặc dụng như khu rừng nguyên sinh, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên. Với nhiệm vụ chính là bảo vệ hệ sinh thái, bảo tồn nguồn gen và nghiên cứu khoa học.
- Đất rừng phòng hộ cho các công trình, ngăn chặn xói mòn, bảo vệ nước ngầm và giảm thiểu tác động của lũ quét, hạn hán. Có thể kể đến rừng đầu nguồn, rừng chắn sóng,…
- Đất rừng sản xuất như rừng trồng, rừng phục hồi. Nó phục vụ mục đích kinh doanh như dùng trồng cây lấy gỗ, sản xuất nguyên liệu giấy, các loại đồ thủ công mỹ nghệ, tạo cảnh quan,…
3. Thời hạn sử dụng đất của sổ xanh là bao lâu?
Ngoài ra, thời hạn sử dụng cũng có thể được dùng để định nghĩa “sổ xanh là gì”. Sổ xanh là chứng từ có thời hạn. Nếu hết thời gian sử dụng đất, sổ phải được giao nộp cho Lâm trường nếu địa phương chưa có chủ trương giao lại đất cho người dân.
Điều 126 Luật Đất đai 2013 phân thành các nhóm theo thời gian sử dụng đất rừng cụ thể như sau:
- Trong 5 năm: Đất nông nghiệp sử dụng vào các công trình công cộng của xã, phường, thị trấn
- Trong vòng 50 năm: Đa dạng các loại đất
- Đất cho cá nhân, hộ gia đình, tổ chức để sử dụng vào mục đích thương mại, kinh doanh, sản xuất phi nông nghiệp.
- Đất cho thuê nông nghiệp với cá nhân, hộ gia đình tư nhân.
- Đất giao để được công nhận quyền sử dụng đất Giấy Xanh cho hộ gia đình, người trực tiếp sản xuất nông nghiệp.
- Đất giao, cho thuê đất đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, công ty nước ngoài và thực hiện dự án tại Việt Nam.
- Đất giao, cho thuê đất đối với tổ chức thực hiện dự án đầu tư.
- Trong vòng 70 năm: Thường là các dự án lớn, có tính chất lâu dài và cần nhiều thời gian thu hồi vốn:
- Đất để xây dựng công trình của tổ chức công lập tự chủ tài chính, công trình công cộng có mục đích kinh doanh.
- Đất giao, cho thuê đất với dự án có vốn đầu tư lớn nhưng thời gian thu hồi chậm, địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội trương đối khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn.
- Trong vòng 99 năm: Đất cho thuê làm trụ sở của tổ chức nước ngoài vì mục đích ngoại giao.
4. Đất sổ xanh có chuyển đổi sổ xanh sang sổ đỏ được không? Thủ tục ra sao?
Có thể. Tuy nhiên, để xây nhà trên đất sổ xanh, chủ sở hữu đất cần đáp ứng được các nguyên tắc sử dụng đất theo Điều 6 Luật Đất đai 2013 như sau:
- Đảm bảo đúng quy hoạch, đúng kế hoạch và đúng mục đích sử dụng đất
- Tiết kiệm, sử dụng hiệu quả, bảo vệ môi trường và không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của những các chủ sở hữu xung quanh
- Người sử dụng đất thực hiện theo đúng quyền, nghĩa vụ của mình trong thời gian sử dụng đất theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật
Để thực hiện chuyển đổi đất từ sổ đỏ sang sổ xanh bạn phải thực hiện theo quy trình sau:
- Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ gồm đơn đăng ký cấp Giấy chứng nhận, Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính và một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất
- Bước 2: Nộp hồ sơ tại UBND cấp xã nơi có đất hay nộp trực tiếp tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể nộp tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất đai cấp huyện. Một số địa phương có Bộ phận một cửa chuyển tiếp nhận các thủ tục này cũng thực hiện xử lý hồ sơ.
- Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ: Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ thì người dân sẽ được thông báo và hướng dẫn bổ sung trong vòng 3 ngày làm việc
- Bước 4: Thực hiện nộp các khoản lệ phí liên quan
- Bước 5: Trả kết quả: Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sẽ trả kết quả và cấp Sổ đỏ mới cho chủ sở hữu (nếu được phê duyệt).
5. Đất sổ xanh là gì? Có được chuyển nhượng không?
Không ít người tò mò “Đất sổ xanh là gì” và làm thế nào để chuyển nhượng loại đất này. Trên thực tế, gần như không thể chuyển nhượng quyền sử dụng đất sổ xanh. Vì nó thuộc về sở hữu của Nhà nước, trừ phi:
- Cá nhân, hộ gia đình luân phiên sinh sống trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt hoặc phân khu cải tạo sinh thái của rừng đặc dụng chưa có điều kiện di chuyển: Nhận quyền sử dụng đất rừng, chuyển nhượng quyền ở kết hợp với sản xuất lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản ở khu vực này
- Cá nhân, hộ gia đình được Chính quyền giao đất ở, đất sản xuất nông nghiệp: Chỉ tặng cho, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng cho các cá nhân, hộ gia đình sinh sống trong khu vực bảo vệ rừng này.
- Cá nhân, hộ gia đình là người dân tộc thiểu số giao được Nhà nước tặng cho và nhận quyền sử dụng đất sau 10 năm kể từ ngày có quyết định giao đất.
(Theo Điều 192 Luật Đất đai 2013)
7. Sổ xanh có đem đi thế chấp ngân hàng được không?
Có. Sổ xanh vẫn được công nhận là giấy tờ có giá trị pháp lý nên có thể được Ngân hàng chấp nhận để thế chấp vay vốn. Tuy nhiên, không phải sổ xanh nào cũng thế chấp được, đất sổ xanh của bạn phải thoả mãn các yêu cầu dưới đây:
- Diện tích sản xuất trong sổ xanh thế chấp không vượt quá 300 ha
- Đất đem đi vay không phải là đất rừng đặc dụng hay đất rừng phòng hộ
Có thể nói, khi được hỏi về “sổ xanh là gì”, bạn có thể nhấn mạnh đây là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất rừng do Lâm trường cấp. Nó cho phép người dân quản lý, khai thác và trồng rừng trong một thời hạn nhất định. Nói cách khác, theo Datxanhdongnambo thì sổ xanh giống như một hợp đồng cho thuê đất rừng.