Shophouse là gì? Shophouse là một dạng mô hình nhà ở kiểu mới, kết hợp giữa nhà ở và kinh doanh thương mại.
Tuy “sinh sau đẻ muộn” so với các loại hình bất động sản truyền thống khác nhưng shophouse đang dần tạo nên xu hướng đầu tư mới, trở thành cơn sốt trên thị trường bất động sản Việt Nam những năm gần đây.
Mô hình nhà ở hiện đại này được ưa chuộng nhờ vào kiến trúc độc đáo, có thể kết hợp dùng làm khu mua sắm, vui chơi và giải trí. Điều này tạo nên ưu thế vượt trội dành cho shophouse trong mắt các nhà đầu tư.
1. Shophouse là gì?
Shophouse hay nhà phố thương mại là một loại hình bất động sản kết hợp giữa nhà ở và kinh doanh thương mại. Thuật ngữ “shophouse” xuất phát từ hai từ “shop” (cửa hàng) và “house” (nhà ở), miêu tả một tòa nhà mà tầng trệt được sử dụng cho mục đích thương mại như cửa hàng, quán cà phê, hoặc văn phòng, còn các tầng trên thường được dùng để ở.
Nhà shophouse thường xuất hiện ở các khu dân cư đông đúc sầm uất, ở các thành phố lớn, đặc biệt là trong các khu phố cổ, khu phố thương mại hoặc trong các dự án phát triển đô thị mới. Shophouse thường được thiết kế và xây dựng liền kề với nhau giống như một dãy phố, tạo nên sự hài hòa giữa công năng kinh doanh và không gian sống.
2. Đặc điểm của nhà Shophouse
Loại hình bất động sản kiểu mới này thường có những đặc điểm nhận dạng rất dễ dàng và nổi bật, cụ thể như sau:
- Thiết kế hiện đại, đa chức năng, thường bao gồm từ 2 tầng trở lên nhằm mục đích tách biệt chỗ ở và chỗ kinh doanh, xây dựng liền kề theo một hàng trải dọc khu phố.
- Lối kiến trúc độc đáo, pha trộn giữa hiện đại và cổ điển, mang đến vẻ ngoài ngoài bắt mắt và ấn tượng. Mặt tiền rộng rãi thoáng đãng, hiên nhà lớn là những yếu tố thường thấy ở nhà shophouse, giúp thu hút khách hàng và tạo không gian quảng bá sản phẩm.
- Thường nằm ở những khu vực trung tâm sầm uất, nơi có mật độ dân số cao nên rất thuận tiện cho việc kinh doanh. Điều này giúp gia tăng giá trị của shophouse cả về mục đích đầu tư lẫn cho thuê.
- Mang lại lợi nhuận từ nhiều nguồn như cho thuê mặt bằng, cho thuê nhà ở hoặc bán lại với giá trị cao hơn.
- Khả năng linh hoạt trong sử dụng bởi chủ sở hữu shophouse có thể tự do thay đổi công năng của các tầng, chẳng hạn như mở rộng không gian kinh doanh hoặc chuyển đổi toàn bộ thành không gian sống tùy theo nhu cầu.
3. Phân loại nhà Shophouse
3.1 Shophouse khối đế chung cư
Là một loại hình shophouse đặc biệt, thường nằm ở tầng đế/tầng trệt của các tòa nhà cao tầng, chung cư hoặc các khu phức hợp thương mại, có thời hạn sử dụng trong vòng 50 năm, sau thời hạn này, chủ đầu tư sẽ phải hoàn trả lại cho chủ sở hữu. Đây là loại shophouse phổ biến trong các dự án đô thị hiện đại, nơi không gian thương mại và dân cư được kết hợp chặt chẽ, phù hợp với nhiều loại hình kinh doanh khác nhau.
Tuy nhiên, shophouse khối đế không phải loại hình bất động sản dùng để ở nên các nhà đầu tư thường không được cung cấp giấy tờ tạm trú hay tạm vắng như nhà ở bình thường.
3.2 Shophouse nhà phố thương mại
Là loại hình kiến trúc thường thấy tại các trục đường phố lớn, khu vực trung tâm thương mại, dịch vụ theo quy hoạch đã được cấp phép phê duyệt. Nó khá phổ biến ở các khu đô thị và khu vực có kinh tế phát triển tại châu Á.
Mô hình này thường bao gồm từ 4 đến 5 tầng, trong đó thì 2 tầng đầu tiên sẽ dùng cho mục đích kinh doanh thương mại còn các tầng khác sẽ sử dụng như nhà ở.
4. Ưu và nhược điểm của Shophouse
Hiện nay, shophouse đang trở nên rất phổ biến và được nhiều nhà đầu tư quan tâm, tìm hiểu. Tuy nhiên, cũng giống bất kỳ loại hình bất động sản khác, nó sẽ có những ưu và nhược điểm riêng. Dưới đây là một vài điểm cần lưu ý khi lựa chọn đầu tư vào kênh này:
4.1 Ưu điểm
- Thiết kế hiện đại và thông minh: Mang đến sự tiện lợi khi vừa có thể kinh doanh, vừa sinh sống tại cùng một địa điểm. Điều này giúp tiết kiệm thời gian di chuyển và tối ưu hóa không gian sử dụng.
- Vị trí đắc địa: Shophouse thường nằm ở các khu phố sầm uất, nơi mật độ dân cư đông đúc nhộn nhịp, hoặc tọa lạc tại các trục đường giao thông quan trọng trong thành phố. Nhờ vậy mà thu hút được khối lượng lớn khách hàng tiềm năng.
- Giới hạn số lượng: Nhằm đảm bảo chất lượng và tiềm năng kinh doanh cho chủ đầu tư, số lượng shophouse chỉ chiếm từ 2-5% trong tổng số sản phẩm mỗi dự án.
- Thuận tiện di chuyển, giao thương: Nhờ nằm ở các vị trí đắc địa mà việc đi lại giữa các địa điểm trở nên thuận tiện hơn, mọi người không phải mất nhiều thời gian cho vấn đề này
- Khả năng thanh khoản tốt: Nhờ vào các yếu tố như vị trí thuận lợi, thiết kế thông minh cùng số lượng giới hạn mà các nhà đầu tư hoàn toàn yên tâm về tính thanh khoản bởi có thể dễ dàng mua bán hoặc cho thuê tùy thích.
- Tiềm năng sinh lời cao: Shophouse thường nằm ở các vị trí đắc địa, trong khu vực dân cư đông đúc, gần trung tâm hoặc trong các khu đô thị mới nên tiềm năng cho thuê hoặc kinh doanh rất cao.
- Tăng giá trị theo thời gian: Với vị trí đẹp và tính khan hiếm (số lượng shophouse trong một dự án thường giới hạn), giá trị của nó thường có xu hướng tăng dần theo thời gian, đặc biệt ở các khu vực phát triển mạnh.
4.2 Nhược điểm
- Giá thành cao: So với các loại hình nhà ở khác, shophouse thường có giá bán cao hơn khá nhiều. Điều này tạo nên rào cản lớn đối với nhiều nhà đầu tư hoặc người mua nhà khi muốn sở hữu nó.
- Khó khăn trong quản lý và sử dụng: Việc kết hợp giữa nhà ở và kinh doanh trong cùng một không gian có thể gây ra khó khăn trong việc quản lý, đặc biệt nếu chủ đầu tư không có sự tách biệt rõ ràng giữa hai khu vực này.
- Kinh doanh phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Giá trị và khả năng sinh lời của shophouse phụ thuộc nhiều vào vị trí, mật độ dân cư và tốc độ phát triển của khu vực xung quanh. Nếu khu vực không phát triển như dự đoán, nó có thể mất giá hoặc gặp nhiều khó khăn trong việc kinh doanh.
- Chi phí bảo trì và vận hành cao: Do thường nằm ở vị trí trung tâm hoặc khu vực sầm uất nên chi phí bảo trì, sửa chữa và vận hành có thể sẽ cao hơn so với các loại hình nhà ở thông thường.
- Hạn chế về thời hạn sở hữu: Loại hình sản phẩm này thường chỉ có thời gian 50 năm kể từ ngày mua nên sẽ tạo nên nỗi băn khoăn đối với các nhà đầu tư khi mong muốn thực hiện một kế hoạch đầu tư lâu dài.
Ngoài các loại nhà Shophouse bạn có thể tìm hiểu thêm các căn hộ để có thểm nhiều sự chọn lựa.
5. Liệu có nên đầu tư vào nhà Shophouse?
Sở hữu nhiều ưu điểm nổi trội so với các loại hình bất động sản khác như vị trí đắc địa, giao thông thuận lợi, hệ sinh thái tuyệt vời nhờ quy hoạch đồng bộ cùng mật độ dân cư đông đúc, shophouse hiện tại vẫn là một khoản đầu tư ổn định, lâu bền và tạo ra lợi nhuận liên tục cho nhà đầu tư.
Tuy nhiên, đây cũng là một khoản đầu tư tiềm ẩn nhiều nguy cơ pháp lý, gây khó khăn trong việc chuyển nhượng, bán lại hoặc cho thuê. Vì vậy cần thận trọng đánh giá và phân tích kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định.
Mọi thông tin chi tiết được Đất Xanh Đông Nam Bộ cung cấp hy vọng sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức chuyên sâu.