Bản đồ chi tiết 1/500 được ví như bản thiết kế phát triển khu vực, cung cấp các thông tin về tổng mặt bằng, kiến trúc, hạ tầng kỹ thuật, tiện ích … của dự án. Vậy quy hoạch 1/500 là gì? Những trường hợp nào cần đề nghị thẩm định và cấp phép xây dựng?

1. Quy hoạch 1/500 là gì?

Quy hoạch 1/500 là tên một loại bản đồ khu quy hoạch, là cơ sở xác định mốc lộ giới khu vực quy hoạch. Dựa vào bản đồ này, chủ dự án tiến hành kêu gọi đầu tư nhằm giải tỏa đền bù, xây dựng cơ sở hạ tầng.

Quy hoạch 1/500 là bản thiết kế chi tiết cho biết tín hiệu phát triển của dự án
Quy hoạch 1/500 là bản thiết kế chi tiết cho biết tín hiệu phát triển của dự án

Bản đồ 1/500 cũng là điều kiện cần để chủ dự án xin cấp phép xây dựng với cơ quan chức năng có thẩm quyền. Nội dung đồ án quy hoạch chi tiết cần đưa ra được các chỉ số về hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật, dân số, đánh giá môi trường,…

2. Những trường hợp cần quy hoạch 1/500

Điều 10 Nghị định 44/2015/NĐ-CP quy định xây dựng dự án tại các thị trấn, thị xã cần lập kế hoạch quy hoạch chi tiết 1/500. Trong bản trình cơ quan chức năng, đơn vị xin cấp phép cần xác định khu quy hoạch chung và khu quy hoạch riêng.

Những khu vực có hình thái tự nhiên, kinh tế và xã hội đặc biệt cũng cần lập quy hoạch 1/500. Thông tin chi tiết về địa hình, loại hình thiên tai hoặc giá trị văn hoá, lịch sử giúp chủ đầu tư dễ dàng quy hoạch, đề xuất phương án bảo vệ và phát huy các giá trị vốn có.

Dự án xây dựng tại thị trấn, nơi có giá trị văn hoá - lịch sử đặc thù cần lập quy hoạch 1/500
Dự án xây dựng tại thị trấn, nơi có giá trị văn hoá – lịch sử đặc thù cần lập quy hoạch 1/500

Dự án đầu tư có quy mô nhỏ hơn 5ha, bạn được tiến hành lập dự án và không cần cung cấp bản đồ quy hoạch 1/500. Việc lập bản đồ chi tiết thường được áp dụng cho các dự án lớn, nhằm đánh giá chính xác tính khả thi và hiệu quả khi đưa vào vận hành.

3. Quy trình thủ tục quy hoạch 1/500

Quy trình thủ tục hành chính xin cấp và phê duyệt lập quy hoạch 1/500 đất nền cơ bản như sau:

  • Bước 1: Làm tờ trình đề nghị thẩm định bản đồ quy hoạch dự án chi tiết.
  • Bước 2: Tổ chức buổi phê duyệt dự án giữa chủ đầu tư và chủ dự án.
  • Bước 3: Chuyển tài liệu, thông tin liên quan đến cơ quan thẩm quyền xem xét. Mọi giấy tờ cần đảm bảo có giá trị pháp lý trước nộp.
  • Bước 4: Cơ quan thẩm quyền cấp văn bản công nhận dự án vẫn còn giá trị hiệu lực.
  • Bước 5: Thuyết trình chi tiết bản quy hoạch 1/500.
  • Bước 6: Cung cấp các thông tin ranh giới, phạm vi, vị trí, các phần phân chia lô đất dự án, hay gọi tắt là bản đồ hành chính.
  • Bước 7: Sau khi được cấp thẩm quyền phê duyệt, chủ đầu tư tiến hành soạn dự thảo nhiệm vụ cần làm dựa trên bản quy hoạch 1/500.
Quy trình 7 bước thẩm định và cấp phép xây dựng quy hoạch 1/500
Quy trình 7 bước thẩm định và cấp phép xây dựng quy hoạch 1/500

Về thời gian thẩm định quy hoạch chi tiết, khoản 2 Điều 32 Nghị định 37/2010/NĐ-CP nêu rõ:

  • Không quá 20 ngày thẩm định nhiệm vụ.
  • Không quá 15 ngày phê duyệt nhiệm vụ.
  • Không quá 25 ngày thẩm định đồ án.
  • Không quá 15 ngày phê duyệt đồ án.

Thời gian phê duyệt hồ sơ, cấp phép xây dựng các dự án lớn và đặc thù thường không quá 75 ngày. Để tiết kiệm thời gian, thuyết phục cơ quan chức năng cấp phép, chủ dự án cần chuẩn bị kỹ lưỡng giấy tờ pháp lý cùng bản kế hoạch thuyết trình chặt chẽ.

4. Cơ quan thẩm quyền phê duyệt lập khu quy hoạch 1/500

Điều 31 Nghị định 37/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 72/2019/NĐ-CP, giao các cơ quan thẩm quyền sau phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500:

  • Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm phê duyệt lập khu quy hoạch 1/500 đối với các dự án do Thủ tướng chính phủ cấp phép.
  • Uỷ ban nhân dân cấp Tỉnh chịu trách nhiệm phê duyệt quy hoạch 1/500 với các dự án thuộc thẩm quyền cấp Tỉnh cấp phép.
  • Uỷ ban nhân dân cấp Huyện được giao quyền phê duyệt đồ án quy hoạch 1/500 thuộc thẩm quyền cấp huyện. 
Ba cơ quan thẩm quyền phê duyệt lập khu quy hoạch 1/500
Quy hoạch 1/500 là gì? Ba cơ quan thẩm quyền phê duyệt lập khu quy hoạch 1/500

5. Điều kiện cấp phép quy hoạch 1/500 là gì?

Quy hoạch 1/500 áp dụng với những dự án, công trình có tổng quy mô xây dựng trên 5ha, riêng chung cư là 2ha. Đơn vị đấu thầu phải cung cấp đầy đủ các chứng nhận, giấy tờ pháp lý theo yêu cầu dự án.

Hồ sơ phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết của tổ chức, cá nhân cần có:

  • Chủ đầu tư làm tờ trình đề nghị thẩm định, phê duyệt dự án.
  • Nội dung thuyết minh dự án theo khoản 2 Điều 17 Thông tư 12/2016/TT-BXD.
  • Bản vẽ vị trí quy hoạch, bản đồ ranh giới nghiên cứu, phạm vi khu vực lập bản quy hoạch chi tiết.
  • Dự thảo Tờ trình, Quyết định phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch.
  • Sao y bản chấp nhận chủ trương đầu tư.
  • Sao y bản giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
  • Bản sao hoặc bản chính tổng hợp ý kiến của cộng đồng dân cư về khu vực quy hoạch.

Xây dựng nhà ở, nhà máy không có giấy phép là hành vi vi phạm pháp luật. Cá nhân, đơn vị dự án có thể bị phạt từ 60 – 140 triệu đồng, thậm chí lên tới 160 triệu đồng khi xây dựng trong khu bảo tồn, di tích lịch sử và văn hoá.

Quy hoạch 1/500 là gì? Đây là bản đồ quy hoạch chi tiết trong việc phân khu và xây dựng các dự án có quy mô lớn. Quy trình lập quy hoạch tương đối phức tạp, đòi hỏi chủ đầu tư phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định pháp luật đề ra.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *