Bản vẽ hoàn công là gì? Là tài liệu thể hiện kích thước thực tế của công trình sau khi hoàn thành, so với kích thước thiết kế ban đầu. Nó ghi lại chi tiết tất cả các hạng mục đã thực hiện dựa trên bản vẽ thiết kế thi công đã được phê duyệt.
1. Tìm hiểu về bản vẽ hoàn công
1.1. Bản vẽ hoàn công là gì?
Hoàn công là thủ tục hành chính sau khi xây dựng một công trình, nhằm hợp pháp hóa tài sản gắn liền với đất. Theo Luật Đất đai năm 2013, chủ đất cần thực hiện hoàn công để nhận chứng nhận quyền sở hữu đối với nhà ở trên mảnh đất của mình. Hoàn công là điều kiện cần để có Sổ hồng hoặc bổ sung quyền sở hữu nhà vào Sổ đỏ.
Bản vẽ hoàn công thể hiện tình trạng thực tế của công trình sau khi xây dựng, so với thiết kế ban đầu. Nó phản ánh các thay đổi và bao gồm các hạng mục chi tiết giống như bản vẽ gốc.
1.2. Vai trò bản vẽ hoàn công
Bản vẽ hoàn công đóng vai trò quan trọng trong việc hướng dẫn chủ đầu tư khai thác và sử dụng công trình một cách hiệu quả. Nó cung cấp thông tin chi tiết về tình trạng thực tế của công trình. Bao gồm các hạng mục đã thi công và sự khác biệt so với bản thiết kế.
Ví dụ, nếu chủ đầu tư muốn xây thêm tầng hoặc cải tạo công trình, bản vẽ hoàn công giúp đánh giá tình trạng phần móng, hệ dầm chịu lực cũ, và khả năng tải của các hệ thống hiện tại. Đảm bảo rằng công trình có thể được nâng cấp hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng, như mở nhà hàng, mà không ảnh hưởng đến tính an toàn và hiệu quả của công trình.
1.3. Phân loại bản vẽ hoàn công
Khi bạn đã hiểu về Bản vẽ hoàn công là gì thì bạn cần nắm bắt về các loại bản vẽ để có thể áp dụng đúng cho công trình xây dựng.
- Bản vẽ hoàn công công việc xây dựng
- Bản vẽ hoàn công bộ phận công trình
- Bản vẽ hoàn công giai đoạn xây dựng
- Bản vẽ hoàn công lắp đặt các thiết bị
- Bản vẽ hoàn công trong từng hạng mục
- Bản đồ hoàn công tổng thể của công trình
Ngoài ra, trong một số trường hợp đặc biệt, bản vẽ hoàn công có thể được phân loại theo từng giai đoạn hoặc hạng mục cụ thể như gia cố nền, cầu đường, hệ thống tưới tiêu, tường bao, móng,…
1.4. Sự khác nhau của bản vẽ thiết kế và bản vẽ hoàn công
Bản vẽ thiết kế và bản vẽ hoàn công đều dựa trên cùng hệ tọa độ, cao độ và tỷ lệ. Sự khác biệt chính là bản vẽ hoàn công phản ánh các thay đổi về kích thước và các chênh lệch thực tế so với bản vẽ thiết kế ban đầu. Không phải do thay đổi ý tưởng thiết kế.
Trong một số trường hợp, công trình hoàn thiện đúng như bản vẽ thiết kế, nên bản vẽ thiết kế có thể được sử dụng làm bản vẽ hoàn công mà không cần lập lại bản vẽ hoàn công mới.
2. Quy định về lập bản vẽ hoàn công
2.1. Trách nhiệm lập Bản vẽ hoàn công thuộc về ai?
Bản vẽ hoàn công là gì? Ai có trách nhiệm lập bản vẽ hoàn công trong thi công xây dựng công trình?
Theo quy định tại khoản 13 Điều 13 Nghị định 06/2021/NĐ-CP có quy định về trách nhiệm của nhà thầu thực hiện thi công xây dựng: Người có trách nhiệm lập bản vẽ hoàn công trong thi công xây dựng công trình là nhà thầu thi công xây dựng.
Theo quy định tại khoản 13 Điều 13 Nghị định 06/2021/NĐ-CP, nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm tổ chức việc lập bản vẽ hoàn công và chịu trách nhiệm về tính chính xác của các bản vẽ này. Bản vẽ hoàn công thể hiện các thay đổi so với thiết kế ban đầu trong quá trình thi công. Phản ánh tình trạng thực tế của công trình sau khi hoàn thành.
Trách nhiệm:
- Thực hiện theo yêu cầu thiết kế, bao gồm thí nghiệm, kiểm tra chạy thử đơn động và liên động trước khi đề nghị nghiệm thu.
- Nhà thầu chính hoặc tổng thầu có trách nhiệm kiểm tra các phần việc do nhà thầu phụ thực hiện.
- Đảm bảo chi phí dành cho an toàn lao động được sử dụng đúng mục đích.
- Theo quy định tại Phụ lục II của Nghị định liên quan.
- Đảm bảo thực hiện các công tác nghiệm thu theo quy định.
- Cung cấp thông tin về tiến độ, chất lượng, khối lượng, an toàn lao động, và vệ sinh môi trường theo hợp đồng hoặc theo yêu cầu của chủ đầu tư.
- Sau khi công trình được nghiệm thu, bàn giao, hoàn trả mặt bằng và di chuyển tài sản.
- Tổ chức lập và lưu trữ hồ sơ quản lý thi công công trình đối với các phần việc mình thực hiện.
2.2. Yêu cầu về bản vẽ hoàn công là gì?
- Nếu các kích thước và thông số thực tế của công trình không vượt quá sai số cho phép so với thiết kế, bản vẽ thi công được photocopy. Các bên liên quan đóng dấu, ký xác nhận làm bản vẽ hoàn công.
- Nếu có sự thay đổi về kích thước và thông số. Nhà thầu phải ghi lại các trị số thực tế bên cạnh các trị số cũ trong bản vẽ thi công.
- Trong trường hợp cần thiết, nhà thầu có thể vẽ lại bản vẽ hoàn công mới theo mẫu quy định tại Phụ lục IIB Nghị định 06/2021/NĐ-CP.
- Các bộ phận công trình bị che khuất phải được lập bản vẽ hoàn công hoặc đo đạc kích thước trước khi tiếp tục công việc.
- Trong liên danh, mỗi thành viên phải lập bản vẽ hoàn công cho phần việc của mình. Không được phép thực hiện ủy quyền cho thành viên khác.
3. Mẫu dấu bản vẽ hoàn công công trình xây dựng
Một số mẫu dấu bản vẻ hoàn công bạn có thể tham khảo:
Hy vọng Datxanhdongnambo sẽ mang đến cho bạn những thông tin hữu ích nhất về bản vẽ hoàn công là gì.