Hiểu rõ về tranh chấp đất đai là gì? giúp người dân nắm vững các thủ tục giải quyết tranh chấp cũng như thực hiện đúng các quy định liên quan đến quyền sử dụng đất. Tranh chấp đất đai là những mâu thuẫn phát sinh giữa các bên liên quan đến quyền và nghĩa vụ sử dụng đất. Phạm vi của tranh chấp đất đai rất rộng, bao gồm các vấn đề như quyền quản lý, sử dụng và lợi ích phát sinh từ việc sử dụng đất.

1. Tranh chấp đất đai là gì?

Theo khoản 24 Điều 3 Luật Đất đai 2013, tranh chấp đất đai được hiểu là các tranh chấp liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai. Bất kỳ sự bất đồng nào về quyền sở hữu, sử dụng, hoặc quản lý đất đai giữa các cá nhân, tổ chức hoặc giữa cá nhân với tổ chức đều được coi là tranh chấp đất đai.

Tranh chấp đất đai là gì?
Tranh chấp đất đai là gì?

2. Tranh chấp đất đai có đặc điểm gì?

  • Đối tượng: Liên quan đến quyền quản lý, quyền sử dụng đất và lợi ích phát sinh từ tài sản này, mà không thuộc quyền sở hữu của các bên tranh chấp.
  • Chủ thể: Các bên tranh chấp chỉ là những người quản lý, sử dụng đất (được Nhà nước giao đất, cho thuê, công nhận quyền sử dụng) hoặc những người có quyền, nghĩa vụ liên quan, không có quyền sở hữu đất.
  • Nội dung: Rất đa dạng và phức tạp, liên quan đến giá trị kinh tế của đất và các mâu thuẫn trong quản lý và sử dụng.
  • Tác động: Ảnh hưởng đến lợi ích của các bên tranh chấp và cả Nhà nước, vì khi xảy ra tranh chấp, quyền và nghĩa vụ của các bên không được thực hiện.
  • Mục đích sử dụng đất: Các loại đất có mục đích sử dụng khác nhau, dẫn đến việc tranh chấp có thể bao gồm nhiều bên tham gia, cần được giải quyết nhanh chóng để bảo đảm quyền lợi.

3. Các dạng thường gặp trong tranh chấp đất đai

Tranh chấp đất đai là gì? Có những loại tranh chấp nào? Cùng điểm qua:

Có 3 loại tranh chấp đất đai phổ biến
Có 3 loại tranh chấp đất đai phổ biến

3.1. Tranh chấp đất về quyền sử dụng

  • Tranh chấp ranh giới đất: Phát sinh giữa những người sử dụng đất với nhau về ranh giới của các thửa đất được phép sử dụng. Nguyên nhân thường do một bên tự ý thay đổi ranh giới hoặc hai bên không thể thỏa thuận được.
  • Tranh chấp về quyền sử dụng đất trong thừa kế và ly hôn: Liên quan đến việc phân chia tài sản gắn liền với đất giữa các thành viên trong gia đình hoặc vợ chồng khi ly hôn.
  • Tranh chấp đòi lại đất: Các tranh chấp đòi lại đất đai, tài sản gắn liền với đất đã bị chia cấp cho người khác qua các cuộc cải cách đất đai trong quá khứ.
  • Tranh chấp giữa các dân tộc: Thường xảy ra giữa đồng bào địa phương và những người đi xây dựng vùng kinh tế mới, hoặc giữa đồng bào địa phương với các nông trường, lâm trường và các tổ chức sử dụng đất khác.

3.2. Tranh chấp về quyền và nghĩa vụ  trong quá trình sử dụng đất

  • Tranh chấp hợp đồng: Phát sinh khi một bên vi phạm hợp đồng liên quan đến chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp, hoặc góp vốn bằng quyền sử dụng đất.
  • Tranh chấp về bồi thường giải phóng mặt bằng: Thường xảy ra khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng cho các mục đích quốc phòng, an ninh, hoặc lợi ích quốc gia, công cộng.

3.3. Tranh chấp đất về mục đích sử dụng

  • Tranh chấp mục đích sử dụng: Xảy ra khi người sử dụng đất thay đổi mục đích sử dụng đất trái phép, không tuân theo quy hoạch của Nhà nước. Ví dụ như giữa đất trồng lúa với đất nuôi tôm, hoặc giữa đất nông nghiệp với đất thổ cư, đất hương hỏa.

4. Nguyên nhân dẫn đến xảy ra tranh chấp đất đai là gì?

4.1. Nguyên nhân khách quan

  • Đất đai có giá trị lớn, dễ dẫn đến tranh chấp khi chuyển nhượng, thế chấp, tặng cho.
  • Chính sách, pháp luật đất đai thiếu đồng bộ. Chưa đáp ứng nhu cầu xã hội trong bối cảnh phát triển kinh tế, công nghiệp hóa.
  • Ảnh hưởng từ lịch sử và sự chuyển đổi kinh tế khiến pháp luật đất đai trở nên phức tạp.

4.2. Nguyên nhân chủ quan

  • Cơ chế quản lý lỏng lẻo, nhiều cơ quan quản lý dẫn đến chậm trễ trong giải quyết tranh chấp.
  • Luật đất đai còn nhiều bất cập, nhất là về bồi thường, thời hạn và hạn mức sử dụng đất.
  • Cán bộ yếu kém, tham nhũng trong quản lý đất đai.
  • Nhận thức của người dân về pháp lý đất đai còn hạn chế, nhiều giao dịch thiếu tính pháp lý.

5. Quy định và hòa giải tranh chấp đất

Hoà giải các tranh chấp đất đai là gì? cần thực hiện đúng quy định để giải quyết nhanh chóng:

Hoà giải tranh chấp đất đai
Hoà giải tranh chấp đất đai

5.2. Quy định xử lý tranh chấp về đất đai

Theo Điều 202 Luật Đất đai năm 2013:

  • Nhà nước khuyến khích các bên có thể tự hòa giải hoặc thông qua hòa giải tại cơ sở.
  • Nếu không tự hòa giải được, các bên gửi đơn đến Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã nơi có đất để tổ chức hòa giải trong thời hạn không quá 45 ngày.
  • Việc hòa giải được lập biên bản có chữ ký của các bên và xác nhận của UBND cấp xã. Biên bản được gửi đến các bên tranh chấp và lưu tại UBND xã.
  • Nếu hòa giải thành và có thay đổi hiện trạng, UBND xã gửi biên bản đến Phòng hoặc Sở Tài nguyên và Môi trường để xử lý.

5.2. Thẩm quyền về giải quyết tranh chấp đất đai

Theo Điều 203 Luật Đất đai 2013:

  • Tranh chấp có Giấy chứng nhận thì Tòa án nhân dân giải quyết.
  • Tranh chấp không có Giấy chứng nhận, đương sự có thể chọn: nộp đơn tại UBND cấp có thẩm quyền hoặc khởi kiện tại Tòa án.
  • Tranh chấp giữa cá nhân, hộ gia đình do Chủ tịch UBND cấp huyện giải quyết. Nếu không đồng ý thì khiếu nại đến Chủ tịch UBND cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án.
  • Tranh chấp có tổ chức, người nước ngoài thì do Chủ tịch UBND cấp tỉnh giải quyết. Nếu không đồng ý thì khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án.
  • Quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực phải được các bên chấp hành, nếu không sẽ bị cưỡng chế thi hành.

6. Thủ tục và thời gian giải quyết tranh chấp đất đai

Các thủ tục cần thực hiện để giải quyết tranh chấp đất đai là gì? xem ngay:

Thủ tục thực hiện giải quyết tranh chấp đất đai là gì?
Thủ tục thực hiện giải quyết tranh chấp đất đai là gì?

6.1. Thủ tục cần chuẩn để giải quyết tranh chấp

Khi một trong các bên có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc giấy tờ theo quy định tại Điều 100 Luật Đất đai, việc giải quyết tranh chấp sẽ do Tòa án nhân dân xử lý theo thủ tục tố tụng dân sự:

  • Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ để khởi kiện

Đơn khởi kiện (theo mẫu).

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc giấy tờ theo Điều 100.

Biên bản hòa giải có xác nhận của UBND xã.

Giấy tờ tùy thân (CMND, CCCD, sổ hộ khẩu).

Tài liệu, chứng cứ liên quan để chứng minh yêu cầu khởi kiện.

  • Bước 2: Nộp đơn khởi kiện

Nơi nộp: Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có đất tranh chấp.

Hình thức nộp: Trực tiếp tại Tòa, qua bưu điện, hoặc trực tuyến (nếu có).

  • Bước 3: Thụ lý và giải quyết

Tòa yêu cầu bổ sung hồ sơ nếu chưa đủ.

Nếu đủ, Tòa thông báo nộp tạm ứng án phí.

Sau khi nộp án phí, Tòa sẽ thụ lý và xử lý vụ kiện.

6.2. Thời gian giải quyết vấn đề tranh chấp đất đai

Theo Điều 203 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, thời gian xét xử trong giai đoạn sơ thẩm được quy định như sau:

Thời hạn xử lý tranh chấp đất đai trong bao lâu?
Thời hạn xử lý tranh chấp đất đai trong bao lâu?
  • Thời gian chuẩn bị xét xử: Tối đa 06 tháng
  • Thời gian chuẩn bị là 04 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án.
  • Nếu vụ án phức tạp hoặc có trở ngại khách quan, thời gian có thể gia hạn thêm 02 tháng.
  • Thời gian đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm: Tối đa 02 tháng
  • Tòa án phải mở phiên tòa trong vòng 01 tháng kể từ khi có quyết định xét xử.
  • Trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn có thể được kéo dài đến 02 tháng.

Tổng thời gian từ khi thụ lý vụ án đến khi mở phiên tòa sơ thẩm có thể kéo dài tối đa 08 tháng. Tuy nhiên,vụ án có thể kéo dài hơn nếu có sự trì hoãn, tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án.

6.3. Án phí khởi kiện về tranh chấp đất đai

Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 quy định chi tiết về án phí dân sự sơ thẩm trong khởi kiện vụ án tại Tòa án nhân dân như sau:
  • Vụ án dân sự không có giá ngạch: Đây là vụ án mà đương sự không yêu cầu phải là một số tiền cụ thể hoặc không thể xác định giá trị bằng tiền.
  • Vụ án dân sự có giá ngạch: Là vụ án trong đó yêu cầu của đương sự liên quan đến một số tiền hoặc tài sản có thể xác định giá trị bằng tiền.

Nghị quyết này nhằm đảm bảo việc áp dụng án phí một cách công bằng và hợp lý trong các vụ án dân sự.

Hy vọng bài viết của Datxanhdongnambo giúp bạn hiểu rõ hơn về Tranh chấp đất đai là gì? Cách hoà giải như thế nào một cách dễ dàng nhất.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *