Cả hai loại sổ đỏ và sổ hồng đều có giá trị pháp lý, nhưng sổ hồng khác gì sổ đỏ về mục đích sử dụng đất. Cá nhân, hộ gia đình không bắt buộc phải xin cấp đổi sổ đỏ thành sổ hồng theo mẫu mới, trừ khi có nhu cầu hoặc cần thực hiện các thủ tục pháp lý liên quan.

1. Khái niệm sổ đỏ và sổ hồng?

Khái niệm về sổ đỏ, sổ hồng là gì?
Khái niệm về sổ đỏ, sổ hồng là gì?

1.1. Sổ đỏ là gì?

Sổ đỏ là tên gọi tắt của “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất” (GCNQSDĐ). Đây là chứng thư pháp lý do Nhà nước cấp để xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản liên quan khác có gắn liền với đất.

1.2. Sổ hồng là gì?

Sổ hồng là cách gọi phổ biến của Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất. Trước 2009, sổ hồng dùng để chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở. Sau Nghị định 88/2009/NĐ-CP, cả sổ đỏ và sổ hồng đều được hợp nhất thành một loại giấy chứng nhận có tên gọi là “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”.

2. Sổ hồng khác gì sổ đỏ?

Trước ngày 10/12/2009 thì bạn cần nắm rõ về sổ hồng khác gì sổ đỏ. Tuy nhiên sau ngày này thì 2 sổ sẽ đều là cùng loại sổ có giá trị như nhau.

Kể từ ngày 10/12/2009, người sử dụng đất và chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được cấp một loại Giấy chứng nhận thống nhất trên toàn quốc. Do đó, cách gọi “Sổ hồng” và “Sổ đỏ” đều chỉ cùng một loại giấy chứng nhận, đó là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, theo mẫu do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.

Bảng so sánh dưới đây sẽ giúp bạn phân biệt dễ dàng các sổ đỏ, sổ hồng cũ và mới.

Tiêu chí Sổ đỏ Sổ hồng cũ Sổ hồng mới
Tên gọi chính thức Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Loại hình đất được cấp sổ Đất ở thuộc khu vực ngoài đô thị như:
  • Đất ở nông thôn
  • Đất nông nghiệp
  • Đất lâm nghiệp
  • Đất nuôi trồng thủy sản
  • Đất làm muối
Đất ở khu vực đô thị như: thành phố, thị xã, thị trấn. Tất cả các loại đất thuộc các khu vực trong cả nước.
Đối tượng được cấp sổ Phần lớn là hộ gia đình. Bất cứ ai có đủ điều kiện cấp giấy theo quy định của Pháp luật. Bất cứ ai đạt đủ điều kiện sẽ được cấp giấy theo quy định của Pháp luật.
Giá trị hiệu lực Ngang nhau Ngang nhau Ngang nhau

Hiện nay, Nhà nước cấp một loại giấy chứng nhận duy nhất cho quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Loại giấy chứng nhận này do Bộ Tài nguyên và Môi trường phát hành, có màu hồng, vì thế người dân thường gọi là “sổ hồng”.

3. Sổ hồng khác gì sổ đỏ và loại nào có giá trị hơn?

Phụ thuộc vào pháp lý và thực tế thì sổ hồng và sổ đỏ khác nhau:

Sổ hồng và sổ đỏ có giá trị như nhau trên mặt pháp lý
Sổ hồng và sổ đỏ có giá trị như nhau trên mặt pháp lý

2.1 Giá trị pháp lý

Cả sổ đỏ và sổ hồng hiện có giá trị pháp lý tương đương, đều ghi nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản có gắn liền với đất.

2.2 Giá trị thực tế

Giá trị thực tế của sổ đỏ và sổ hồng phụ thuộc vào giá trị thị trường của đất và tài sản gắn liền. Các yếu tố như diện tích, vị trí, tình trạng pháp lý và tranh chấp sẽ quyết định giá trị cụ thể. Sổ đỏ và sổ hồng đều có giá trị khác nhau tùy thuộc vào tài sản được ghi nhận.

4. Có bắt buộc chuyển đổi từ sổ đỏ sang sổ hồng hay không?

Từ ngày 10/12/2009, người sử dụng đất trên toàn quốc được cấp một mẫu giấy chứng nhận duy nhất mang tên “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất,” áp dụng cho mọi loại đất và tài sản liên quan.

Tuy nhiên, những người đã được cấp giấy chứng nhận theo mẫu cũ không bắt buộc phải đổi sang mẫu mới. Theo Khoản 2 Điều 97 Luật Đất đai 2013, giấy chứng nhận được cấp trước ngày 10/12/2009 vẫn có giá trị pháp lý. Chủ sở hữu có thể đổi sang mẫu mới nếu có nhu cầu, nhưng không bắt buộc.

Không bắt buộc chuyển từ sổ đỏ sang sổ hồng
Không bắt buộc chuyển từ sổ đỏ sang sổ hồng

5. Các cách nhận biết được sổ đỏ, sổ hồng giả?

Sổ hồng khác gì sổ đỏ và cách nhận biết thật giả như sau:

Sổ hồng khác gì sổ đỏ? Cách nhận biết thật giả
Sổ hồng khác gì sổ đỏ? Cách nhận biết thật giả

5.1 Kiểm tra bằng kính lúp

Sổ đỏ, sổ hồng thật được in bằng công nghệ offset, sắc nét với họa tiết rõ ràng. Sổ giả in bằng công nghệ kỹ thuật số, thường có màu sắc mờ nhạt và nhiều hạt mực khác màu.

5.2 Kiểm tra bằng đèn pin

Chiếu đèn pin nghiêng góc 10-20 độ ở góc dưới bên phải. Sổ thật sẽ thấy mã số in rõ ràng ở giữa dấu nổi, trong khi sổ giả có mã số in lệch, không rõ nét.

5.3 Kiểm tra con dấu

Sổ thật có con dấu màu đồng nhất. Sổ giả thường có dấu hiệu lẫn màu vàng hoặc xanh xen lẫn màu đỏ.

6. Nên mua nhà có sổ đỏ hay sổ hồng?

Khi mua nhà, dù là sổ hồng hay sổ đỏ, điều quan trọng nhất là xác minh sổ thật. Cả hai loại sổ đều có giá trị pháp lý như nhau và được pháp luật công nhận. Tuy nhiên, do nhà đất là tài sản lớn nên bạn hãy tìm hiểu kỹ sổ hồng khác gì sổ đỏ và cẩn thận kiểm tra mọi thông tin để tránh những rủi ro không mong muốn sau này.

7. Kinh nghiệm khi muốn mua nhà có sổ đỏ/ sổ hồng

Khi mua nhà có sổ đỏ hoặc sổ hồng, việc kiểm tra kỹ lưỡng là rất quan trọng. Dưới đây là một số lưu ý:

  • Kiểm tra chủ sở hữu: Gặp trực tiếp chủ nhà, đối chiếu giấy tờ tùy thân với thông tin trên sổ. Xác minh tình trạng ủy quyền hoặc đồng sở hữu.
  • Kiểm tra quy hoạch: Đến Phòng Tài nguyên và Môi trường hoặc Trung tâm Địa chính để kiểm tra quy hoạch và so sánh thông tin trên sổ với thực tế.
  • Kiểm tra pháp lý: Đảm bảo tài sản không bị tranh chấp hoặc phong tỏa. Tìm hiểu thêm nguồn gốc đất từ chính quyền địa phương.
  • Kiểm tra tài chính: Xem xét tình trạng thế chấp hoặc vay vốn trên sổ và giấy tờ đính kèm. Nếu vay ngân hàng, nhờ ngân hàng kiểm tra.
  • Giấy tờ giao dịch: Tham khảo Luật Đất đai và chuẩn bị giấy tờ cần thiết. Có thể nhờ luật sư để đảm bảo giao dịch hợp pháp.

Hy vọng những thông tin của Datxanhdongnambo giúp bạn hiểu hơn về Sổ hồng khác gì sổ đỏ và cách nhận biết loại sổ thật tránh lừa đảo.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *