Ngày nay, khi xã hội ngày càng phát triển, sự đơn giản được nhiều người ưa chuộng. Vì vậy, phong cách nội thất tối giản ra đời đã chiều lòng không ít tâm hồn tự do yêu thích sự đơn giản. Phong cách này mang đến cho người ở một không gian sống thoải mái, tiện lợi và không kém phần tinh tế.
1. Thế nào là phong cách nội thất tối giản?
Phong cách thiết kế tối giản hay còn được gọi với tên Minimalism là một xu hướng thiết kế nội thất bắt nguồn từ phương Tây. Phong cách này bắt đầu nở rộ trong những năm 60, 70 của thế kỷ XX. Mininalism được sử dụng trong nhiều lĩnh vực từ âm nhạc, hội hoạ hay thời trang. Sau này, mininalism cũng phát triển trong lĩnh vực kiến trúc, được nhiều người ưa chuộng.
Phong cách nội cách tối giản hướng đến một xu hướng thiết kế hiện đại. Hạn chế tối đa các chi tiết rườm rà, số lượng nội thất hay đường nét. Phong cách nội thất tối giản lấy sự đơn giản, tiện lợi làm trung tâm. Điểm nhấn của phong cách này là làm nổi bật được các đường nét, khoảng trống và ánh sáng từ thiết kế để tạo nên một không gian sống hài hoà, thanh nhã.
2. Phong cách nội thất tối giản thường có đặc điểm gì?
Phong cách nội thất tối giản tạo ra một không gian sống thông thoáng, thoải mái. Điểm thu hút của phong cách này nổi bật ở chỗ các đường nét được tinh chỉnh gọn gàng, ít chi tiết rườm rà, giảm thiểu tối đa số lượng nội thất. Điều này tạo nên một tổng thể hài hoà, không gian sống rộng rãi, không bị gò bó.
2.1 Nguyên tắc “less is more” – ít là nhiều
Phong cách nội thất tối giản lấy nguyên tắc “ít là nhiều” làm chủ đạo. Đây là nguyên tắc chính trong tổng thể thiết kế. Khi thiết kế, tất cả các chi tiết sẽ được giản lược tối đa, chỉ để lại các vật dụng cần thiết. Vì thế, khi áp dụng nguyên tắc này, bạn có thể sử dụng các nội thất thông minh, đa năng, tiện lợi.
Phong cách nội thất tối giản nhờ nguyên tắc này sẽ giúp cho tổng thể căn nhà không bị gò bó, chật hẹp. Mỗi đồ vật đều được tích hợp nhiều chức năng giúp người dùng dễ sử dụng, thoải mái hơn trong việc trải nghiệm cuộc sống.
2.2 Ánh sáng là điểm nhấn của thiết kế
Phong cách nội thất tối giản là thiết kế mang tính thẩm mỹ cao, kết hợp với yếu tố nghệ thuật. Vì vậy, vận dụng ánh sáng sẽ giúp ngôi nhà trở nên hài hoà, tinh tế. Các hiệu ứng ánh sáng thường được sử dụng có thể kể đến như hiệu ứng đổ bóng, tạo khối rõ ràng cho các đồ vật có trong phòng, làm nổi bật các đồ vật được sắp xếp tinh tế, tỉ mỉ.
Ngoài ra, sử dụng ánh sáng từ tự nhiên cũng là yếu tố được nhiều nhà thiết kế đề cao. Thiết kế cửa kính trong phòng ngủ có thể giúp đón ánh sáng tự nhiên. Tạo cho người ở cảm giác an lành, dễ chịu.
2.3 Phong cách nội thất của người yêu tự do
Phong cách nội thất đơn giản là xu hướng thiết kế của người yêu tự do. Thiết kế này giúp giãn rộng tối đa không gian sống, các đồ vật không quá rườm rà, nhiều chi tiết tạo cho người ở không gian thông thoáng, không bị gò bó, chật chội. Việc sử dụng các nội thất tích hợp nhiều chức năng cũng giúp người yêu tự do cảm thấy tiện lợi hơn khi trải nghiệm cuộc sống ở nhà.
2.4 Hạn chế màu sắc là yếu tố quan trọng
Hạn chế màu sắc là điểm cần đặc biệt chú ý trong phong cách nội thất tối giản. Ở một không gian sống, chúng ta chỉ nên có tối đa 4 tông màu trong cùng một khu vực. Tối ưu nhất là 3 tông màu gồm: màu chủ đạo, màu nền cùng màu nhấn. Khi thiết kế theo phong cách nội thất tối giản, nên lựa chọn các gam màu trung tính.
Gam màu này giúp tổng thể không gian trở nên hài hoà, trang nhã. Kết hợp với sự tĩnh lược của nội thất tạo ra nơi sinh hoạt nhẹ nhàng, tinh tế.
3. Trang trí phong cách nội thất tối giản theo từng khu vực
Theo phong cách nội thất tối giản, các sản phẩm được sử dụng để trang trí phần lớn có màu sắc trung tính, thiết kế đơn giản, tiện lợi, phù hợp với đa dạng nhu cầu của gia chủ. Nhìn chung, minimalism tuy không yêu cầu sự cầu kỳ trong trang trí, nhưng cần đúng và đủ để tạo nên không gian sống đẹp mắt, thoải mái nhất.
3.1 Phòng khách
Phòng khách là khu vực sinh hoạt chung của gia đình. Đồng thời, đây cũng là nơi thường xuyên tiếp đãi khách khứa. Vì vậy, không gian ở đây cần có sự chỉn chu, tươm tất và đẹp mắt. Trang trí khu vực này theo phong cách nội thất tối giản có thể sử dụng tông màu nâu trầm, be hoặc trắng.
Bên cạnh đó, sử dụng các nội thất như ghế sô pha, bàn khách, cùng hệ thống đèn cùng tông màu có thể làm tăng sự hài hoà của căn phòng. Từ đó, giúp khu vực này là nơi thoải mái để sinh hoạt gia đình cũng như tiếp đãi bạn bè, họ hàng.
3.2 Phòng ngủ
Khu vực phòng ngủ là linh hồn của căn nhà. Ai cũng cần một không gian dễ chịu và an lành để tận hưởng những giây phút riêng tư. Ở phòng ngủ, chúng ta có thể trang bày có loại nội thất có gam màu ấm, dịu mắt kết hợp cùng hệ thống đèn ngủ nhẹ nhàng.
Nếu thích không thích từ thiên nhiên, bạn có thể lắp cửa kính lớn, ánh sáng dịu nhẹ từ buổi sáng sớm chiếu vào phòng sẽ giúp tinh thần thêm khoan khoái, dễ chịu.
3.3 Phòng bếp
Khu vực phòng bếp cần sự gọn gàng, tiện lợi. Bạn có thể lắp đặt các thiết bị, nội thất hỗ trợ việc nấu ăn như tủ lạnh, bếp điện, lò vi sóng. Nên lựa chọn các loại tích hợp nhiều tiện ích, đa dạng chức năng. Giản lược tối đa các đồ vật rườm rà, giúp căn bếp vừa chỉn chu, vừa tiện lợi. Nơi thổi lửa cho gia đình vừa tiện lợi, sạch sẽ lại không quá gò bó nhưng vẫn đem đến sự ấm cúng.
4. Phong cách nội thất tối giản trong thiết kế kiến trúc
Trong kiến trúc, phong cách nội thất tối giản ra đời dưới sự sáng tạo của vị kiến trúc sư Ludwig Mies van der Rohe đến từ nước Đức. Không gian đơn giản, tinh tế, sử dụng mặt phẳng, đường vuông góc hoặc đường thẳng mà các kiến trúc sư áp dụng thời hiện đại đều được đặt nền móng dưới thời Ludwig Mies van der Rohe.
Lối kiến trúc này xây dựng tính thẩm mỹ không thông qua màu sắc, trang trí mà dựa vào ánh sáng sáng làm chủ đạo, tính thẩm mỹ được xây dựng dựa trên nghệ thuật thị giác ánh sáng. Ngày nay, phong cách thiết kế này được nhiều người ưa chuộng trong kiến trúc. Datxanhdongnambo xem đây là xu hướng thiết kế hiện đại, phù hợp với người yêu thích tự do, không gò bó.