Hiện nay, đối với mỗi loại đất cụ thể sẽ được phân chia thành các ký hiệu riêng. Mỗi ký hiệu thể hiện mục đích của loại đất đó được ghi rõ trong giấy chứng nhận, bản đồ địa chính hay các mảnh trích đo địa chính đối với những địa điểm chưa có bản đồ địa chính. Nhận được nhiều sự quan tâm là ký hiệu LUC – ký hiệu xuất hiện nhiều trong các bản đồ địa chính. Vậy khái niệm LUC là đất gì?

1. Khái niệm LUC là đất gì?

Để tiện cho việc theo dõi khi làm việc trên bản đồ địa chính, ký hiệu LUC sẽ đại diện cho một nhóm đất riêng biệt. Căn cứ theo Luật đất đai năm 2013, ký hiệu LUC đại diện cho nhóm đất chuyên dùng để canh tác lúa nước. Đây là một loại cây lương thực theo mùa vụ đáp ứng nhu cầu đời sống và chăn nuôi của người dân. Đất LUC là phân loại của đất trồng lúa – LUA thuộc nhóm đất sản xuất nông nghiệp.

Ngoài ra, loại đất này còn được xuất khẩu sang nước ngoài. Điều này giúp nâng cao chất lượng sống của các hộ gia đình nông dân. Và đem lại nguồn ngoại tệ lớn, phát triển kinh tế đất nước vốn lấy canh nông làm gốc. Đây chính là nguồn tư liệu cực kỳ quý giá trong sản xuất hàng đầu của nền kinh tế Việt Nam.

Khái niệm ký hiệu LUC là đất gì trong bản đồ địa chính?
Khái niệm ký hiệu LUC là đất gì trong bản đồ địa chính?

Đất LUC được phân thành hai loại chính như sau:

  • Đất LUC chuyên trồng lúa nước: Đây là loại đất có tiềm năng canh tác lúa nước từ hai vụ trở lên mỗi năm, theo quy định tại khoản 2 Điều 3 của Nghị định 35/2015/NĐ-CP.
  • Đất LUC trồng các loại lúa khác: Loại đất này được dùng để trồng các giống lúa khác hoặc lúa nương, được quy định rõ ràng tại khoản 3 Điều 3 Nghị định 35/2015/NĐ-CP.

Việc quản lý và sử dụng đất LUC chịu sự kiểm soát nghiêm ngặt từ Nhà nước. Điều này giúp đảm bảo nguồn cung cấp lúa gạo, phục vụ nhu cầu thực phẩm trong nước và xuất khẩu.

2. Một số quy định về sử dụng đất LUC

Song song với khái niệm LUC là đất gì người dân cần nắm bắt về những quy định được pháp luật ban hành về sử dụng đất LUC. Bởi người dân được quyền sở hữu đất đai nhưng vẫn phải thuộc quyền quản lý của Nhà nước. 

Do vậy, các quy định đang hiện hành về việc sử dụng đất LUC sẽ gồm các nội dung chính như sau:

  • Người sở hữu đất LUC có trách nhiệm khai thác đất  hiệu quả. Không được phép bỏ hoang đất hoặc sử dụng quá mức gây tình trạng thoái hóa đất. Trường hợp vi phạm quy định này sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định pháp luật.
  • Người sở hữu cần phải sử dụng đất LUC đúng mục đích đã đăng ký trước đó với Nhà nước. Đồng thời tuân thủ kế hoạch quy hoạch đất đai của cơ quan có thẩm quyền địa phương. 
  • Thường xuyên áp dụng nhiều kỹ thuật canh tác tiên tiến. Đồng thời thực hiện luân canh, tăng canh nhằm tăng năng suất của đất LUC. 
  • Thực hiện đầy đủ việc bổ sung chất dinh dưỡng và cải tạo đất theo định kỳ. Tuy nhiên, quá trình cải tạo phải tuân thủ hướng dẫn và quy định của Nhà nước. Cần đảm bảo không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường và hệ sinh thái.
  • Người sở hữu mảnh đất LUC bắt buộc thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật. 
  • Khi muốn thay đổi mục đích sử dụng đất LUC, chủ đất cần xin phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền địa phương. Chủ đất chỉ được phép thay đổi phương thức canh tác trên đất sau khi nhận được văn bản về việc cho phép thay đổi mục đích sử dụng đất từ cơ quan địa chính.

Nhà nước đang khuyến khích việc bảo vệ và phát triển đất trồng lúa nhằm đảm bảo an ninh lương thực. Do đó, các cá nhân và tổ chức phải tuân thủ nghiêm ngặt quy hoạch đất nông nghiệp. Điều này nhằm tránh gây tổn thất nguồn tài nguyên nông nghiệp.

Người dân cần tuân thủ các quy định về sử dụng đất LUC
Người dân cần tuân thủ các quy định về sử dụng đất LUC

3. Đất LUC chuyển đổi lên đất thổ cư có được không?

Câu trả lời là Được. Căn cứ theo quy định tại Điều 57 Luật Đất đai 2013, chủ sở hữu đất có thể chuyển đổi mục đích sử dụng đất LUC sang đất thổ cư. Tuy nhiên, việc chuyển đổi phải thông qua cơ quan có thẩm quyền tại địa phương có đất phê duyệt. 

Mặc dù vậy, căn cứ theo Điều 134 nước ta đang ban hành chính sách bảo vệ đất chuyên trồng lúa nước. Do đó, nhà nước đang hạn chế các trường hợp chuyển đổi mục đích sử dụng đất LUC. Một số địa phương thuộc diện hạn chế chuyển đổi lên đất ở sẽ không được phê duyệt chuyển đổi. Bởi thế, cá nhân tổ chức có nhu cầu cần tìm hiểu chính xác về vấn đề xin cấp phép này. 

Khi thực hiện chuyển đổi đất LUC lên thổ cư các cơ quan có thẩm quyền tại địa phương sẽ xem xét quy hoạch. Từ đó kiểm tra, khảo sát thực địa và xem xét tính chính xác của yêu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất.

4. Điều kiện để chuyển đổi đất LUC lên đất thổ cư là gì?

Khi muốn chuyển đổi đất LUC sang đất thổ cư, chủ sở hữu cần phải xin phép. Đồng thời được sự phê duyệt của cơ quan nhà nước tại địa phương. Căn cứ theo Điều 52 Luật Đất đai 2013, việc cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất căn cứ theo quy định:

  • Kế hoạch khi sử dụng đất hàng năm cấp huyện đã được phê duyệt bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  • Nhu cầu sử dụng đất chính đáng trong đơn xin chuyển đổi mục đích.

Do vậy, chưa có quy định cụ thể trong pháp luật về các điều kiện để xét duyệt chuyển đổi. Việc này sẽ phụ thuộc vào thời điểm thực tế và kế hoạch sử dụng đất hàng năm. 

Chuyển mục đích sử dụng đất LUC sang đất ở cần đáp ứng điều kiện
Chuyển mục đích sử dụng đất LUC sang đất ở cần đáp ứng điều kiện

Ngoài ra, người dân có thể xem xét các yếu tố để quá trình chuyển đổi dễ dàng phê duyệt như sau:

4.1. Điều kiện cần

Chủ đất nên kiểm tra xem mảnh đất của mình có thuộc diện quy hoạch để chuyển đổi thành đất thổ cư hay không. Nếu mảnh đất nằm trong khu vực quy hoạch chuyển sang đất ở, việc chuyển mục đích sử dụng sẽ thuận lợi và nhanh chóng.

Ngược lại, nếu mảnh đất không thuộc diện quy hoạch, việc chuyển đổi sẽ gặp nhiều khó khăn. Thậm chí chủ đất có thể đợi trong nhiều năm. Đây là lý do tại sao các nhà đầu tư thường xem xét kỹ lưỡng xem mảnh đất họ muốn mua có thuộc diện quy hoạch đất ở không. Điều này nhằm tránh việc bị trì hoãn hoặc mất vốn.

4.2. Điều kiện đủ

Sau khi xác định LUC là đất gì và mảnh đất của mình thuộc diện quy hoạch để chuyển đổi, bạn cần đảm bảo thêm các điều kiện sau:

  • Mảnh đất có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hợp pháp.
  • Đất vẫn đang trong thời gian sử dụng được Nhà nước phê duyệt.
  • Mảnh đất không gặp các vấn đề tranh chấp. Đồng thời không bị đưa vào diện thi hành án của Tòa án.
  • Các chi phí khi thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng đất đã thanh toán đầy đủ. 

Lưu ý: 

  • Người dân cần nắm được đất LUC là đất gì và mảnh đất của mình có phải đất LUC không. 
  • Các hoạt động chuyển đổi mục đích sử dụng đều phải làm hợp đồng bằng văn bản. Đồng thời được công chứng tại cơ quan chức năng có thẩm quyền tại chính địa phương. Nếu không tuân thủ quy định sẽ bị lập tự bị vô hiệu. Điều này đồng nghĩa với hợp đồng sẽ hết giá trị.

5. Quy trình, thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất LUC sang đất thổ cư

Người dân hiểu được LUC là đất gì và thực hiện sử dụng đúng theo quy định pháp luật. Tuy vậy, khi muốn chuyển đổi đất LUC sang đất ở, người dân cần nộp hồ sơ lên cơ quan chức năng tại địa phương. Đồng thời, thực hiện đúng theo các bước dưới đây để quá trình xin cấp phép được dễ dàng.

5.1. Hồ sơ, thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất LUC sang đất ở

Bộ hồ sơ mà cơ quan có thẩm quyền tại địa phương yêu cầu chủ đất LUC xuất trình gồm có:

  • Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất theo mẫu hiện hành.
  • Đơn đăng ký biến động đất và tài sản gắn liền với đất.
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
  • Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất.
  • Giấy ủy quyền (nếu có).

Trong trường hợp đặc biệt, bạn có thể cần bổ sung thêm các giấy tờ khác. Cán bộ địa chính sẽ hướng dẫn chi tiết về việc này.

Chuẩn bị bộ hồ sơ xin cấp phép chuyển đổi theo yêu cầu
Chuẩn bị bộ hồ sơ xin cấp phép chuyển đổi theo yêu cầu

5.2. Quy trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất LUC sang đất ở

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ đã được yêu cầu, bạn cần nắm dược quy trình chuyển đổi mục đích sử dụng. Điều này giúp bạn chủ động thực hiện chuyển đổi nhanh chóng. 

Quy trình các bước chuyển mục đích sử dụng đất LUC sang đất ở như sau:

  • Bước 1: Nộp hồ sơ xin chuyển đổi mục đích sử dụng

Chủ sở hữu đất gửi bộ hồ sơ xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất tại Phòng Tài nguyên và Môi trường của địa phương nơi có đất. Trường hợp chưa hồ sơ chưa đầy đủ, cán bộ địa chính sẽ có yêu cầu và hướng dẫn bổ sung giấy tờ còn thiếu.

  • Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền xử lý hồ sơ

Phòng Tài nguyên và Môi trường bắt đầu thẩm định hồ sơ (dựa vào căn cứ cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng mảnh đất). Quá trình thẩm định bao gồm kiểm tra, xác minh tại thực địa. Đồng thời xác minh mục đích sử dụng đất của người đã nộp đơn. 

Tiếp đến, Phòng Tài nguyên và Môi trường trình hồ sơ lên Uỷ ban nhân dân cấp huyện (hoặc tương đương). Việc này nhằm xin cấp quyết định chấp nhận chuyển đổi mục đích sử dụng đất.

  • Bước 3: Thực hiện nghĩa vụ tài chính

Khi hồ sơ được phê duyệt, Phòng Tài nguyên và Môi trường sẽ cập nhật lại dữ liệu địa chính của địa phương. Cơ quan có thẩm quyền sẽ yêu cầu người nộp đơn thực hiện các nghĩa vụ tài chính.

Bước 4: Nhận kết quả

Sau khi hoàn thành các bước chuyển đổi, Phòng Tài nguyên và Môi trường sẽ thông báo kết quả đến người nộp đơn. Thời gian xử lý kết quả thường diễn ra trong vòng 15 ngày, ngoại trừ một số khu vực đặc thù như vùng núi, hải đảo hoặc những nơi có điều kiện khó khăn, thời gian này có thể kéo dài lên đến 25 ngày. 

Hồ sơ được nộp lên phòng Tài nguyên và Môi trường tại địa phương
Hồ sơ được nộp lên phòng Tài nguyên và Môi trường tại địa phương

6. Chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất LUC là bao nhiêu?

Căn cứ theo Điểm b Khoản 2 Điều 5 Nghị định 45/2014/NĐ-CP quy định: “Chuyển từ đất nông nghiệp được nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất sang đất ở thì thu tiền sử dụng đất bằng mức chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp tại thời điểm có quyết định chuyển mục đích của cơ quan nhà nước có thẩm quyền”.

Chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất LUC được tính theo công thức: 

Số tiền phải nộp = (giá 1m2 đất ở – giá 1m2 đất trồng lúa) x diện tích được phép chuyển mục đích.

Lưu ý:

  • Nếu diện tích đất chuyển đổi nằm trong hạn mức giao đất hoặc công nhận quyền sử dụng đất, chi phí sẽ được tính dựa trên sự chênh lệch giữa giá đất ở và giá đất trồng lúa, áp dụng cho phần diện tích trong hạn mức.
  • Đối với diện tích vượt quá hạn mức, giá đất sẽ được xác định theo các phương pháp cụ thể như hệ số điều chỉnh giá đất, thu nhập cá nhân, chiết trừ, hoặc phương pháp thặng dư.

Nắm được thông tin về ký hiệu đất LUC là gì và những quy định về loại đất này giúp người dân chủ động sử dụng đất LUC. Đây là loại đất đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế đổi với một quốc gia lấy canh nông làm gốc. Việc chuyển đổi mục đích đất LUC cần đăng ký và được phê duyệt bởi cơ quan có thẩm quyền. 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *