Gỗ MDF được ứng dụng rộng rãi trong ngành thiết kế, thi công nội thất nhờ những ưu điểm dễ gia công, đa dạng màu sắc và giá cả hợp lý. Vậy gỗ MDF là gì? Loại gỗ công nghiệp này có chất lượng và bền vững với thời gian không?
1. Gỗ MDF là gì?
Gỗ MDF là gỗ gì? MDF (Medium Density Fiberboard) là loại ván sợi có mức phần trăm gỗ trung bình. Gỗ MDF không quá cao cấp như gỗ HDF, phù hợp với nhu cầu sử dụng cơ bản của đại đa số người dùng.
Thành phần chính của MDF gồm gỗ tự nhiên, mảnh vụn nhỏ, nhánh cây,… được đập và nghiền nát bằng máy. Sau khi sợi gỗ cellulose được hình thành, thợ mộc sẽ chuyển rửa loại bỏ tạp chất và khoáng chất nhựa còn sót lại trước khi nén thành mảng gỗ nguyên tấm.
2. Nguồn gốc gỗ MDF
Gỗ MDF được nghiên cứu và phát triển bởi xưởng sản xuất Deposit, New York. Đây được coi là tiến bộ lớn và thành tựu tiên tiến của ngành công nghiệp nước Mỹ.
Trong vòng 6 năm ra đời, gỗ MDF đã giúp 3 nhà máy ở Mỹ xuất xưởng khoảng 133.000m3/năm. Theo thời gian, số lượng nhà máy sản xuất gỗ ván sợi đã tăng lên 291 nhà máy, một xưởng lớn có thế sản xuất tới 340.000m3 gỗ/năm.
3. Đặc điểm gỗ công nghiệp MDF
Trên thị trường có nhiều đơn vị kinh doanh gỗ MDF, đa dạng mẫu mã và chất lượng khác nhau. Bạn nên dựa vào những đặc điểm dưới đây để tránh mua phải hàng giả:
- Bề mặt gỗ MDF nhẵn, phẳng, màu rơm nhạt và cấu trúc đồng nhất.
- Đa dạng mẫu mã theo nhu cầu sử dụng, ví dụ màu xanh lá cây chống ẩm, màu đỏ là gỗ chịu hoá chất,…
- Gỗ MDF có thể kết hợp với bề mặt vơ-nia nhân tạo (poly, men trắng, giấy keo,…) hoặc vơ-nia tự nhiên (cây óc chó, sồi, xoan đào, hương,…).
- Nhà sản xuất thường sử dụng chỉ nhựa PVC đồng màu dán cạnh để tăng độ bền, tính thẩm mỹ của sản phẩm.
4. Tiêu chuẩn sản xuất gỗ MDF
Để xác định rõ hơn tiêu chuẩn sản xuất và phát hành, chúng ta cần nhắc lại khái niệm gỗ MDF là gì? Đây là một sản phẩm gỗ công nghiệp, được sản xuất từ nhiều thành phần tự nhiên.
Gỗ MDF thành phẩm đòi hỏi các yêu cầu khắt khe về nồng độ chất phụ gia, không gây hại đến sức khỏe người sử dụng. Trong đó keo hóa học formaldehyde được kiểm soát chặt chẽ nhất, chúng có khả năng phát tán mạnh trong không khí.
Tiêu chuẩn xuất khẩu hoặc phát hành thị trường nội địa từng khu vực là khác nhau, dựa theo chỉ số formaldehyde trong sản phẩm:
- E2 là loại sản phẩm gỗ MDF có formaldehyde cao nhất, chỉ lưu hành nội địa hoặc xuất khẩu sang một vài nước Trung Phi, Đông Nam Á.
- E1 đến E0 có formaldehyde thấp hơn E2, chủ yếu được sản xuất và tiêu dùng ở các nước đang phát triển khu vực châu Á.
- Carb P2 là dòng sản phẩm MDF cao cấp, chỉ số formaldehyde rất thấp, thường được xuất xưởng sang Hoa Kỳ và châu Âu.
5. Phân loại gỗ MDF
Người dùng có nhiều lựa chọn gỗ MDF trên thị trường, dựa theo công nghệ sản xuất có thể phân loại như sau:
-
- Ván MDF thường có màu trắng đục tự nhiên, mức giá trung bình phù hợp với đại đa số người dùng. Để tăng tính thẩm mỹ, khách hàng có thể đặt hàng phủ lớp sơn PU, bề mặt trang trí Melamine và Laminate.
- Ván MDF chống ẩm có lượng sáp, keo chịu ẩm cao nhằm tăng khả năng chịu nước. Lực ép càng cao thì khoảng trống giữa các miếng ghép càng nhỏ, hạn chế xâm nhập nước khi đặt ở tủ bếp, cửa nhà tắm, cửa nhà vệ sinh,…
- Ván MDF chống cháy ngoài các thành phần cơ bản còn được kết hợp với các chất phụ gia chống lửa, hoả hoạn. Khách lưu ý, sản phẩm chỉ có khả năng hạn chế sự bắt lửa, giảm khói độc, kéo dài thời gian thoát ra ngoài.
6. Ưu nhược điểm của gỗ MDF là gì?
Ván sợi mật độ trung bình MDF được sản xuất từ các thành phần tự nhiên, thân thiện nên được sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên bạn vẫn cần cân nhắc một vài hạn chế trong bảng sau trước khi quyết định lắp đặt vào ngôi nhà:
Ưu điểm | Nhược điểm |
– Tình trạng cong vênh, mối mọt, co ngót rất hiếm xảy ra.
– Bề mặt phẳng, nhẵn giúp quá trình thi công dễ dàng. – Giá thành phải chăng hơn gỗ tự nhiên. – Có thể kết hợp với đa dạng vật liệu bề mặt, từ nhân tạo đến tự nhiên. – Nguồn nguyên liệu có sẵn, tối ưu thời gian thi công. – Nhiều mẫu mã thiết kế, công năng phù hợp với đa dạng nhu cầu sử dụng chống ẩm, chống cháy, chịu hoá chất,… |
– Giảm tuổi thọ sử dụng khi tiếp xúc lâu trong nước.
– Không thể chạm trổ, tạo hình đa dạng và phức tạp như gỗ tự nhiên. – Độ dày và độ dẻo bị giới hạn. – Nồng độ formaldehyde trong MDF cao có thể gây độc cho sức khỏe. |
Ứng dụng ván gỗ MDF vào đời sống cũng được dựa trên ưu và nhược điểm được công bố. Ví dụ MDF phủ vơ-nia dùng sản xuất nội thất gia đình, MDF có sợi composite kết hợp phụ gia chống ẩm dùng ở nơi ẩm ướt, chịu tác động của môi trường.
7. Quy trình sản xuất gỗ MDF
Gỗ ván sợi được sản xuất theo hai kỹ thuật khô và ướt, mỗi cách sẽ tạo độ chất lượng và thẩm mỹ sản phẩm khác nhau. Dưới đây các bước thực hiện mà bạn có thể tham khảo.
7.1. Kỹ thuật sản xuất khô
Quy trình sản xuất khô gỗ MDF gồm 5 bước:
- Bước 1: Tạo bột sợi từ bột gỗ, chất phụ gia và keo, trộn sấy tự động trong máy.
- Bước 2: Rải đều bột sợi trên một mặt phẳng, tuỳ kích thước mong muốn có thể cào thành 2 – 3 tầng.
- Bước 3: Tiến hành ép nhiệt các tầng bột sợi.
- Bước 4: Cắt ván và bo viền các tấm gỗ MDF.
- Bước 5: Tiến hành xử lý nguội, chà nhám bề mặt gỗ, phân loại rồi đóng gói xuất xưởng.
7.2. Kỹ thuật sản xuất ướt
Tương tự quy trình sản xuất khô gỗ ván sợi mật độ trung bình, sản xuất ướt cũng trải qua 5 bước:
- Bước 1: Tưới ướt bột gỗ đã được nghiền nát, đợi một lúc để khô thành dạng vảy.
- Bước 2: Rải đều vảy gỗ lên mâm ép, ép sơ bộ lần một tạo độ dày tiêu chuẩn.
- Bước 3: Nén chặt 2 mặt, rút nước bằng máy cán hơi nhiệt.
- Bước 4: Cắt ván miếng gỗ, bo viền.
- Bước 5: Xử lý nguội miếng gỗ, chà nhám trước khi phân loại thành phẩm, đóng gói và xuất xưởng.
Gỗ MDF là gì thu hút không ít sự quan tâm của nhóm khách hàng đang xây nhà, chuẩn bị đến bước hoàn thiện nội thất. Gia chủ nên dựa vào nhu cầu và vị trí sử dụng để đưa ra quyết định chọn mua gỗ ván sợi thường, chống ẩm hay chống cháy.
Thông tin hữu ích trên của Datxanhdongnambo sẽ giúp bạn hiểu về loại gỗ MDF và trong các ứng dụng của nó.