Giếng trời là gì là câu hỏi được khá nhiều người quan tâm. Đây là một thiết kế xuất hiện khá phổ biến trong các công trình hiện nay. Giếng trời không là một giải pháp hiệu quả về ánh sáng, đem lại không gian thoáng mát, đồng thời có ý nghĩa trong phong thủy. Bên cạnh đó, giếng trời đa dạng về hình dáng, kích thước,… giúp phù hợp với nhiều kiểu thiết kế khác nhau.

1. Giếng trời là gì? Cấu tạo của giếng trời

Giếng trời không còn là thiết kế xa lạ đối với nhiều người. Tuy nhiên, để hiểu về giếng trời thì không phải là điều dễ dàng. 

1.1. Giếng trời là gì?

Giếng trời (hay skylight) là một thiết kế hiện đại, thông minh giúp tạo ra khoảng không gian mở từ mái nhà xuống tầng trệt của ngôi nhà. Nó giống như một “cửa sổ trời” đem ánh sáng tự nhiên vào bên trong ngôi nhà, đồng thời tạo sự thông thoáng và cải thiện lưu thông không khí. 

Đây là kiểu thiết kế phù hợp cho những ngôi nhà ống, nhà phố, nhà nhiều tầng, nhà có diện tích hẹp, không có nhiều cửa sổ,…

Giếng trời là một thiết kế được khá phổ biến
Giếng trời là một thiết kế được khá phổ biến

1.2. Cấu tạo của giếng trời

Giếng trời gồm ba bộ phận chính là: Đáy giếng, thân giếng và đỉnh giếng. Mỗi bộ phận có cấu tạo như sau: 

  • Phần đỉnh giếng: Đây là phần trên cùng của giếng trời, nơi tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời. Đỉnh giếng sẽ có cấu tạo từ khung mái và phần che, mái che thường được làm bằng vật liệu trong suốt như kính cường lực, kính chịu nhiệt, vật liệu tổng hợp,….
  • Phần thân giếng: Là phần tường bao xung quanh giếng trời, kéo dài xuyên suốt chiều cao của ngôi nhà. Phần thân sẽ được thiết kế trơn để tránh bám bụi, dễ dàng vệ sinh. 
  • Phần đáy giếng: Đây là phần dưới cùng của giếng trời, thường ở vị trí đáy sẽ ở phòng khách, phòng ăn, khu vực cầu thang hoặc cuối nhà.

2. Ưu điểm và nhược điểm của giếng trời trong thiết kế

Là một thiết kế khá phổ biến trong nhiều công trình và nhà ở vì chúng đem lại lợi ích cho không gian sống. Tuy nhiên, như bao thiết kế và giải pháp khác, giếng trời cũng có một số hạn chế nhất định. 

2.1. Ưu điểm của giếng trời

Những ưu điểm trong thiết kế giếng trời có thể kể đến như: 

  • Cung cấp ánh sáng tự nhiên cho ngôi nhà: Đây là một ưu điểm nổi bất của giếng trời. Ánh sáng tự nhiên giúp không gian sống trở nên sáng sủa, ấm áp, gần gũi,… 
  • Cải thiện lưu thông gió: Giếng trời tạo hiệu ứng đối lưu không khí, từ đó giúp không gian trong nhà được thông thoáng, giảm độ ẩm và mùi hôi. 
  • Tiết kiệm điện năng: Nhờ ánh sáng tự nhiên và thông gió tốt, giếng trời giúp giảm thiểu việc sử dụng đèn điện và điều hòa không khí, từ đó tiết kiệm điện năng tiêu thụ. 
  • Tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà: Nếu giếng trời được thiết kế khoa học, hợp lý sẽ tạo điểm nhấn cho căn nhà. 
Ưu điểm lớn nhất của giếng trời là cung cấp nguồn ánh sáng tự nhiên
Ưu điểm lớn nhất của giếng trời là cung cấp nguồn ánh sáng tự nhiên

Ngoài ra, theo phong thủy, có giếng trời trong nhà còn có ý nghĩa đem đến sức khỏe, tài lộc cho các thành viên trong gia đình. Vì giếng trời không chỉ mang ánh sáng, gió tự nhiên vào nhà mà còn vận chuyển và trao đổi dòng năng lượng bên trong và bên ngoài của căn nhà. 

Vậy nên, việc thiết kế giếng trời đúng cách, đặt ở vị trí phong thủy giúp đem đến tài lộc, phúc khi cho gia đình và cân bằng về trường khí nội thất. 

2.2. Giếng trời có những nhược điểm gì?

Bên cạnh những ưu điểm trên, giếng trời còn có một số điểm hạn chế như sau: 

  • Khuếch đại âm thanh: Vì có thiết kế như một cái ống nên âm thanh trong giếng trời rất rõ và vang. Vậy nên để hạn chế tiếng ồn, mặt tường bên trong giếng trời không nên làm bằng phẳng, có thể sử dụng mảng nhám, sần để tiêu âm. 
  • Đồ vật tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trực tiếp: Việc tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời sẽ làm ảnh hưởng đến đồ vật, giảm tuổi thọ. 
  • Có nguy cơ rò rỉ nước: Nếu không được thiết kế và thi công kỹ lưỡng, giếng trời có thể gây ra tình trạng rò rỉ nước, ảnh hưởng đến kết cấu và nội thất của ngôi nhà.
  • Khó vệ sinh: Phần đỉnh giếng và thân giếng thường khó vệ sinh, dễ dàng bám và tích tụ bụi bẩn. 
Giếng trời khiến âm thanh vang vọng gây ảnh hưởng đến cuộc sống
Giếng trời khiến âm thanh vang vọng gây ảnh hưởng đến cuộc sống

3. Cần lưu ý những gì khi thiết kế giếng trời

Để tận dụng tối đa ưu điểm và hạn chế những nhược điểm của giếng trời, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau khi thiết kế:

  • Vị trí đặt giếng trời: Nên đặt giếng trời ở vị trí trung tâm của ngôi ngày hoặc không gian cần nhiều ánh sáng như cầu thang, phần sau của ngôi nhà.
  • Kích thước của giếng thời: Tùy thuộc vào diện tích của căn nhà mà thiết kế sao cho phù hợp, thông thường kích thường của giếng trời không nên nhỏ hơn 1m2. 
  • Hệ thống thoát nước: Hệ thống thoát nước sàn rất quan trọng, đặc biệt là giếng trời không có mái che. Vì vậy cần tính toán để tránh tình trạng ngập nước trong nhà.
  • Làm sần mặt phẳng tường của giếng trời: Để giảm tiếng ồn, phần tường sẽ không được làm bằng phẳng. Thông thường, phần tường sẽ được ốp các loại đá hoặc giấy dán tường gồ ghề hoặc trang trí thêm cây xanh giúp giảm âm thanh. 
  • Biện pháp phòng dột, chống tạt mưa: Có thể sử dụng một số vật liệu khác nhau như kính, nhựa trong suốt để bảo vệ giếng trời. Hoặc có thể lựa chọn vật liệu khác để cung cấp vừa đủ độ sáng, vừa dịu mát và tránh gây hư hỏng nội thất. 
Một số lưu ý trong thiết kế giếng trời
Một số lưu ý trong thiết kế giếng trời

4. Một số thiết kế phổ biến của giếng trời

Giếng trời không chỉ đơn thuần là một khoảng mở trên mái nhà, mà còn là một yếu tố kiến trúc mang tính thẩm mỹ cao, góp phần tạo nên không gian sống độc đáo. Một số thiết kế giếng trời phổ biến được nhiều người lựa chọn, như: 

Giếng trời tròn

Là một loại thiết kế giếng trời khá cơ bản và phổ biến. Với thiết kế hình tròn, giếng trời phù hợp với nhiều kiến trúc, không gian khác nhau. Đồng thời, tăng độ thẩm mỹ nhờ đường cong mềm mại. 

Giếng trời hình tròn mang cảm giác mềm mại
Giếng trời hình tròn mang cảm giác mềm mại

Giếng trời vuông

Giếng trời vuông được thiết kế giống cửa sổ, có thể đóng hoặc mở theo nhu cầu. Loại giếng này không chỉ cung cấp ánh sáng tự nhiên mà thông gió hiệu quả mà còn phù hợp với nhiều không gian khác nhau. 

Giếng trời hình vuông phù hợp với nhiều không gian khác nhau
Giếng trời hình vuông phù hợp với nhiều không gian khác nhau

Giếng trời hình chữ nhật

Giếng trời hình chữ nhật được áp dụng với không gian dài và hẹp như nhà bếp hoặc hành lang. Nó có thể tối ưu ánh sáng và lưu thông gió trong nhà. 

Giếng trời chữ nhật phù hợp với không gian dài và hẹp
Giếng trời chữ nhật phù hợp với không gian dài và hẹp

Giếng đôi

Giếng đôi có hai bề mặt kính làm tăng thiết kế chiếu sáng và thông gió. Thường được sử dụng trong không gian rộng, cao như phòng khách, phòng ngủ,… Giếng đôi không chỉ đem lại không gian sáng mà còn mang vẻ đẹp sang trọng trong ngôi nhà. 

Giếng đôi mang vẻ đẹp sang trọng, tinh tế cho căn nhà
Giếng đôi mang vẻ đẹp sang trọng, tinh tế cho căn nhà

Datxanhdongnambo giúp giải đáp thắc mắc “Giếng trời là gì?”, đây không chỉ đơn thuần là một khoảng mở trên mái nhà, mà còn là một giải pháp kiến trúc thông minh, hiện đại và giải quyết được nhiều vấn đề về không gian sống. 

Với đa dạng các thiết kế và ứng dụng, giếng trời đã trở thành một phần không thể thiếu trong kiến trúc hiện đại. Tuy nhiên, để tận dụng tối đa ưu điểm của giếng trời, bạn cần có sự tư vấn của các chuyên gia và lựa chọn thiết kế phù hợp với không gian sống của mình.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *