Miền Bắc Việt Nam có thể nói là khởi nguồn của đất nước, là cái nôi của văn hóa lịch sử. Diện tích miền Bắc Việt Nam là phần vùng đất nằm ở phía Bắc của dải đất hình chữ S xinh đẹp. Được biết đến là một vùng đất đa dạng về địa hình, vậy diện tích miền Bắc Việt Nam cụ thể là bao nhiêu? Bao gồm các vùng lãnh thổ nào? Cùng khám phá sự phong phú của vùng đất này nhé!

1. Tổng quan về diện tích của miền Bắc Việt Nam

Miền Bắc Việt Nam là vùng địa lý ở phía Bắc của nước Việt Nam. Khái niệm này nhằm để phân biệt ranh giới giữa 2 miền còn lại là miền Trung và miền Nam. Hiện nay, diện tích miền Bắc Việt Nam được hiểu là phần lãnh thổ các tỉnh kéo dài từ Hà Giang tới Ninh Bình. 

Miền Bắc Việt Nam chiếm 35% tổng diện tích cả nước với diện tích là 116.134,3 km². Theo vị trí địa lý, miền Bắc Việt Nam phía Bắc giáp với Trung Quốc. Phía Tây miền Bắc giáp với Lào còn phía Đông giáp vịnh Bắc Bộ và biển Đông. Có thể thấy diện tích miền Bắc Việt Nam nhỏ nhất trong 3 miền. Nhưng thay vào đó, miền Bắc có chiều ngang từ Đông – Tây lên tới 600 km. Chiều ngang này rộng hơn so với miền Trungmiền Nam.

Khu vực miền Bắc Việt Nam có địa hình đa dạng và khá phức tạp. Tập hợp từ bờ biển, đồi núi cho đến đồng bằng và thềm lục địa. Vùng đất miền Bắc Việt Nam có bề mặt thấp dần và xuôi theo hướng Tây Bắc – Đông Nam. Điều này bị ảnh hưởng dựa vào hướng chảy của các dòng sông lớn.

Trong phạm vi diện tích Việt Nam bao gồm 25 tỉnh thành, trong đó có 2 thành phố trực thuộc Trung ương. Miền Bắc Việt Nam cũng được chia thành các tiêu vùng khác nhau tùy theo địa lý và quy hoạch vùng kinh tế.

25 tỉnh thành thuộc diện tích miền Bắc Việt Nam
25 tỉnh thành thuộc diện tích miền Bắc Việt Nam

2. Các vùng của miền Bắc Việt Nam theo địa lý tự nhiên

Dựa vào địa lý tự nhiên, diện tích miền Bắc Việt Nam được chia thành 3 tiểu vùng riêng.

2.1. Vùng Đồng bằng sông Hồng

Đồng bằng sông Hồng hay còn được gọi là vùng châu thổ sông Hồng. Là một vùng đất rộng lớn thuộc miền Bắc, nằm quanh khu vực hạ lưu sông Hồng. Với diện tích 21.259,6 km², vùng đồng bằng sông Hồng chiếm khoảng 6,4% tổng diện tích cả nước. Theo bản đồ địa lý, đây là vùng có vị trí vô cùng đắc địa. Với phía Bắc và Đông Bắc giáp Đông Bắc Bộ, phía Tây và Tây Bắc giáp Tây Bắc Bộ. Về phía Tây Nam vùng giáp Bắc Trung Bộ, còn lại phía Đông và Đông Nam là vịnh Bắc Bộ. 

Đồng bằng sông Hồng là khu vực đồng bằng rộng lớn, đồng thời cũng là vựa lúa lớn thứ hai cả nước. Vùng bao gồm 10 tỉnh/ thành phố. Cụ thể là Nam Định, Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hà Nam, Hải Dương, Hải Phòng, Ninh Bình, Thái Bình, Vĩnh Phúc.

Các tỉnh/thành phố thuộc vùng đồng bằng sông Hồng
Các tỉnh/thành phố thuộc vùng đồng bằng sông Hồng

2.2. Vùng Tây Bắc Bộ 

Vùng Tây Bắc Bộ hay chính là vùng miền núi phía Tây của miền Bắc Việt Nam. Được tạo nên bởi 6 tỉnh là Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai và Yên Bái. Với diện tích trên 50.576 km², Tây Bắc Bộ chiếm 15,3% so với tổng diện tích cả nước. 

Tây Bắc Bộ nằm ở phía Nam, hay gọi là hữu ngạn sông Hồng. Đồng thời đây cũng là vùng phía Nam của dãy Hoàng Liên Sơn. Vùng Tây Bắc Bộ có đường biên giới chung với Lào và Trung Quốc. Điều này chính là lý do Tây Bắc Bộ được xem như cửa ngõ phía Tây của Việt Nam. 

6 tỉnh nằm trong vùng Tây Bắc Bộ
6 tỉnh nằm trong vùng Tây Bắc Bộ

2.3. Vùng Đông Bắc Bộ 

Vùng lãnh thổ ở phía đông bắc Bắc Bộ và ở hướng bắc vùng đồng bằng sông Hồng chính là Đông Bắc Bộ. Với diện tích trên 5,661 triệu ha, vùng Đông Bắc Bộ chiếm tỷ lệ 8,9% so với tổng diện tích cả nước. 9 tỉnh theo vùng là Tuyên Quang, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Hà Giang, Cao Bằng, Phú Thọ, Bắc Kạn, Quảng Ninh và Bắc Giang. 

Phía Bắc và phía Đông vùng Đông Bắc Bộ được giới hạn bởi đường biên giới Việt –Trung. Ranh giới phía Nam là dãy núi Tam Đảo và vùng đồng bằng sông Hồng. Còn lại phía Đông Nam của Đông Bắc Bộ hướng ra vịnh Bắc Bộ.

Vùng Đông Bắc Bộ với 9 tỉnh thành
Vùng Đông Bắc Bộ với 9 tỉnh thành

3. Các vùng của miền Bắc Việt Nam theo quy hoạch vùng kinh tế

Dựa theo các quy hoạch phát triển kinh tế thì diện tích miền Bắc Việt Nam chia ra thành có 2 vùng.

3.1. Vùng duyên hải Bắc Bộ 

Đây là một trong những vùng kinh tế quan trọng của Việt Nam. Duyên hải Bắc Bộ nằm ven vịnh Bắc Bộ, với diện tích tự nhiên hơn 12.000 km². Vùng duyên hải Bắc Bộ bao gồm 1 thành phố cùng 4 tỉnh ven biển phía Bắc Việt Nam. Cụ thể là thành phố Hải Phòng, các tỉnh Thái Bình, Nam Định, Quảng Ninh và Ninh Bình.

3.2. Vùng Trung du và miền núi phía Bắc 

Tổng diện tích vùng trung du và miền núi phía Bắc đạt 100.965 km². Vùng chiếm tỷ lệ 30,7% diện tích cả nước. Về vị trí địa lý, phía Bắc vùng giáp với Trung Quốc, phía Tây giáp Lào. Về phía Nam và Đông Nam thì giáp với Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ.

Theo quy hoạch kinh tế, vùng trung du và miền núi phía Bắc bao gồm 14 tỉnh. Lần lượt kể đến là Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Bắc Kạn, Lạng Sơn; Tuyên Quang, Yên Bái, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Điện Biên, Sơn La, Lai Châu và Hòa Bình. 

Diện tích miền Bắc Việt Nam là một vùng địa lý rộng lớn, có vị trí chiến lược quan trọng đối với cả nước. Miền Bắc cũng là cái nôi của văn hóa và lịch sử. Cùng với đó là sự đa dạng dạng của 25 tỉnh/thành phố từ nhộn nhịp, hiện đại đến yên bình, truyền thống. Tất cả đều góp phần tạo nên bức tranh độc đáo và hấp dẫn của miền Bắc Việt Nam.

Những thông tin hữu ích của Datxanhdongnambo hy vọng giúp bạn hiểu hơn về diện tích và các tỉnh thành thuộc khu vực miền Bắc.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *