Lịch sử 4 quận trung tâm Hà Nội là minh chứng về sự phát triển của thành Thăng Long xưa, quá trình kháng chiến không ngừng của cách mạng. Qua bao cuộc thăng trầm các quận vẫn giữ được giá trị truyền thống dân tộc, song song với công cuộc xây dựng đô thị hiện đại.

1. Hoàn Kiếm

Hoàn Kiếm là 1 trong 4 quận trung tâm Hà Nội, có diện tích khiêm tốn với 5,29km2. Quận được thành lập chính thức vào năm 1981, trở thành khu vực sầm uất, đắt đỏ và phát triển nhất Thủ đô.

  • Lịch sử: Quận Hoàn Kiếm khi xưa đã là khu vực trung tâm, tập trung các hoạt động chính trị, kinh tế và văn hoá của đất nước. Trải qua nhiều thời kỳ, Hoàn Kiếm vẫn là nơi diễn ra nhiều sự kiện lịch sử quan trọng.
  • Văn hoá – xã hội: Quận Hoàn Kiếm nổi tiếng với 36 phố phường cổ kính, lưu giữ giá trị văn hoá truyền thống dân tộc. Cùng với đó là nét ẩm thực, lễ hội phong phú, mang đậm dấu ấn của người Hà thành.
  • Kinh tế: Là trung tâm dịch vụ và thương mại của Hà Nội, nơi đặt trụ sở, chi nhánh của nhiều thương hiệu cao cấp. Tuy nhiên quá trình đô thị hoá diễn ra nhanh, khiến quận phải đối mặt với tình trạng tắc nghẽn giao thông, ô nhiễm môi trường.
Quận Hoàn Kiếm là quận có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời nhất thủ đô
Quận Hoàn Kiếm là quận có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời nhất thủ đô

Đến với quận Hoàn Kiếm, bạn nên đến những địa điểm du lịch nổi tiếng như hồ Hoàn Kiếm, Nhà thờ lớn Hà Nội, Nhà hát lớn hoặc ga Long Biên. Nơi đây hội tụ các công trình kiến trúc, di tích, di sản văn hoá vật thể và phi vật thể của thủ đô ngàn năm văn hiến.

Bạn có thể di chuyển quanh khu vực Hoàn Kiếm bằng xe bus, xích lô, xe máy, taxi,… Mỗi hình thức sẽ mang đến trải nghiệm thú vị riêng, giúp bạn cảm nhận được không khí nơi đây.

2. Ba Đình

Ba Đình thuộc quy hoạch 4 quận trung tâm Hà Nội, đồng thời là trung tâm chính trị của cả nước. Cùng với Hoàn Kiếm, quận được mệnh danh là chứng nhân lịch sử của thủ đô và đất nước.

  • Lịch sử: Quận Ba Đình là nơi lưu giữa các vết tích của thành Thăng Long – Đông Đô xưa và Hà Nội ngày nay. Ngày 2/9/1945 tại Quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
  • Văn hoá – xã hội: Ba Đình sở hữu bản sắc văn hoá riêng biệt, gắn liền với lịch sử xây dựng và phát triển của đất nước. Loạt di tích khảo cổ được phát hiện một lần nữa khẳng định quận là chiếc nôi của nền văn minh sông Hồng.

Một số tài liệu ghi chép lại, ước tính quận Ba Đình có 107 di tích đình, đền, chùa, miếu, thành luỹ, kháng chiến cách mạng. Song con số nêu trên không toàn vẹn do chiến tranh, thiên tai gây ra.

  • Kinh tế: Trên địa bàn quận Ba Đình ước tính có gần 11 nghìn doanh nghiệp hoạt động, đóng góp ngân sách nhà nước hơn 38.000 tỷ đồng (năm 2022). Ngành dịch vụ và công nghiệp đạt mức tăng trưởng cao nhất, định hướng phát triển bền vững.
Quận Ba Đình là chứng nhân lịch sử với lời Tuyên ngôn độc lập năm 1945
Quận Ba Đình là chứng nhân lịch sử với lời Tuyên ngôn độc lập năm 1945

Cơ sở hạ tầng quận Ba Đình được quy hoạch bài bản, thu hút lượng lớn chủ đầu tư bất động sản trong và ngoài nước. Hạ tầng đô thị đi lên kéo theo mạng lưới giao thông hoàn thiện, dễ dàng di chuyển đến các quận lân cận bằng xe bus, tàu điện, xe máy, ô tô.

3. Đống Đa

Nằm trong danh sách 4 quận trung tâm Hà Nội là Đống Đa, nơi giao thoa giữa truyền thống và hiện đại. Quận nằm ở phía Tây Nam thủ đô, giáp Hoàn Kiếm (phía Bắc), Hai Bà Trưng (phía Đông), Thanh Xuân (phía Nam) và Cầu Giấy (phía Tây).

  • Lịch sử: Đống Đa là một phần của Kinh thành Thăng Long xưa, hiện phát hiện 76 di tích lịch văn hoá cấp quốc gia và cấp quốc gia đặc biệt. Quận gắn liền với trận Ngọc Hồi 1789, chống giặc ngoại xâm và đặt dấu chấm cho chính quyền Trịnh – Lê.
  • Văn hoá – Xã hội: Đống Đa là quận có bề dày văn hoá, lịch sử và truyền thống yêu nước. Văn Miếu – Quốc Tử Giám, trường đại học đầu tiên của nước ta, cũng được đặt tại đây.
  • Kinh tế: Trên địa phận quận Đống Đa có nhiều trường cao đẳng và đại học nổi tiếng, thu hút lượng lớn sinh viên trên toàn quốc. Nhu cầu đời sống tăng cao kéo theo ngành dịch vụ đi lên, đặc biệt ba mảng thương mại, y tế và giáo dục.
Quận Đống Đa là nơi đặt nền móng cho nền giáo dục nước Việt Nam
Quận Đống Đa 1 trong 4 quận trung tâm Hà Nội là nơi đặt nền móng cho nền giáo dục nước Việt Nam

Đống Đa là quận nội thành, có mật độ dân số cao nhất toàn quốc. Ước tính trên địa giới hành chính 9,95km2, quận tập trung hơn 14 nghìn cơ quan, doanh nghiệp, 18 bệnh viện, 20 trường cao đẳng, đại học.

Tình trạng quá tải dân số làm nảy sinh các vấn đề về hạ tầng giao thông, thường xuyên tắc nghẽn vào giờ cao điểm. Tuyến đường sắt trên cao đi vào hoạt động năm 2021 góp phần giảm ùn tắc, người dân đi lại và nâng cao chất lượng môi trường thủ đô.

4. Hai Bà Trưng

Hai Bà Trưng là một quận nội thành Hà Nội, nằm ở phía Đông Nam thành phố. Quận mang tên hai nữ anh hùng đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, bà Trưng Trắc và bà Trưng Nhị.

  • Lịch sử: Quận Hai Bà Trưng trước thuộc huyện Thọ Xương cũ. Đến 31/5/2961 được thành lập chính thức, tên gọi ban đầu là Khu phố Hai Bà Trưng. Đến tháng 6/1981 thì đổi thành quận Hai Bà Trưng.
  • Văn hoá – Xã hội: Trải qua nhiều thời kỳ, quận Hai Bà Trưng vẫn còn lưu giữ 91 di tích lịch sử, văn hoá và cách mạng. Hàng năm, quận đều đặn tổ chức lễ hội truyền thống hoặc triển lãm nghệ thuật đương đại, góp phần bảo tồn và phát triển bản sắc văn hoá dân tộc.
  • Kinh tế: Địa bàn quận tập trung nhiều nhà máy, xí nghiệp dệt may, chế biến thực phẩm và cơ khí. Với hơn 3.300 doanh nghiệp thương mại, dịch vụ, công nghiệp, kinh tế các phường thuộc Hai Bà Trưng có tốc độ phát triển nhanh và ổn định.
Quận Hai Bà Trưng vinh dự, tự hào khi được đặt tên theo hai vị nữ tướng lỗi lạc của dân tộc
Quận Hai Bà Trưng vinh dự, tự hào khi được đặt tên theo hai vị nữ tướng lỗi lạc của dân tộc

Hiện tại, quận Hai Bà Trưng có khoảng 47 dự án bất động sản quy mô lớn và hiện đại.  Trong đó tiêu biểu gồm có Time City, Hinode City, Imperia Sky Garden, Amber Riverside,…

Tính đến thời điểm hiện tại, 4 quận trung tâm Hà Nội gồm có Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa và Hai Bà Trưng. Mỗi quận mang trong mình giá trị văn hoá, lịch sử, đặc điểm hình thái kinh tế và xã hội riêng, song đều đóng góp vào sự phát triển của thủ đô ngàn năm văn hiến.

Hy vọng những thông tin của Datxanhdongnambo giúp bạn có thêm sự hiểu biết về thành phố Hà Nội.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *