Trước năm 1997, một phần lãnh thổ của Vĩnh Phúc từng thuộc Hà Nội. Tuy nhiên, nếu hiện nay bạn tìm hiểu về “Vĩnh Phúc có thuộc Hà Nội không” thì câu trả lời chắc chắn là “Không”. Bởi sau nhiều lần điều chỉnh địa giới hành chính, nơi này đã trở thành một tỉnh thành độc lập.
1. Vĩnh Phúc có thuộc Hà Nội không?
Không, Vĩnh Phúc là một tỉnh riêng biệt không thuộc Hà Nội. Tuy nhiên, Vĩnh Phúc nằm rất gần Hà Nội chỉ cách trung tâm thủ đô khoảng 55km nên giao thông đi lại giữa hai nơi rất thuận tiện. Theo Báo cáo Bộ Nội Vụ vào tháng 12/2023, UBND tỉnh Vĩnh Phúc giữ nguyên 9/9 huyện, thành phố trong giai đoạn 2023 và đề xuất thành lập 13 đơn vị hành chính cấp xã mới (Theo Dantri). Trước đó, vào năm 2008, thực hiện chủ trương mở rộng Thủ đô, huyện Mê Linh (trước thuộc địa bàn tỉnh) đã chuyển về thuộc Hà Nội.
2. Tìm hiểu về tỉnh Vĩnh Phúc
Tin chắc rằng, bên cạnh thắc mắc “Vĩnh Phúc có thuộc Hà Nội không”, chị em còn nhiều câu hỏi khác về thành phố xinh đẹp này. Vĩnh Phúc là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Hồng, nằm trong quy hoạch vùng thủ đô Hà Nội và được xếp vào một trong số những tỉnh thành có nền kinh tế phát triển nhất miền Bắc.
Tỉnh Vĩnh Phúc chính thức được thành lập vào năm 1950 trên cơ sở sáp nhập giữa hai tỉnh Vĩnh Yên và Phúc Yên. Đến năm 1997, tỉnh được tái lập với diện tích 1.236 km2 (theo thống kê 2021), đứng thứ 37 về số dân cư và 31 về tốc độ tăng trưởng GDP. Về vị trí địa lý, tỉnh có vị trí địa lý thuận lợi, nằm trên các tuyến giao thông huyết mạch như:
- Phía Đông giáp Thái Nguyên
- Phía Tây là biên giới với Phú Thọ
- Phía Nam là cửa ngõ của Thủ đô Hà Nội
- Phía Bắc giáp Tuyên Quang
Đây cũng là một trong số ít tỉnh có 2 thành phố là Phúc Yên, Vĩnh Yên và 7 huyện (Tam Dương, Tam Đảo, Yên Lạc, Vĩnh Tường, Lập Thạch, Sông Lô, Bình Xuyên).
3. Cách di chuyển đến tỉnh Vĩnh Phúc
Như đã nhắc đến ở trên “Vĩnh Phúc có thuộc Hà Nội không” – Không, cơ sở hạ tầng và nền tảng của vùng đất này khá mạnh mẽ kết hợp với vị trí giao thương thuận tiện nên bạn có thể chọn nhiều phương tiện đến Vĩnh Phúc như:
- Xe khách: Từ bến xe Mỹ Đình, Giáp Bát, bạn có thể dễ dàng bắt xe khách đi Vĩnh Yên (thành phố trung tâm của tỉnh).
- Xe ô tô cá nhân: Bạn có thể đi theo quốc lộ 2 hoặc cao tốc Nội Bài – Lào Cai để đến Vĩnh Phúc.
- Xe máy: Đây là lựa chọn phù hợp cho những bạn thích tự do khám phá, chủ động làm chủ thời gian. Tuy nhiên bạn nên chú ý đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông.
4. Vĩnh Phúc có địa điểm du lịch nào?
Nếu bạn đã tìm hiểu về “Vĩnh Phúc giáp tỉnh nào” và quyết định đến đây du lịch nhưng vẫn chưa biét đi đâu chơi thì có thể tham khảo danh sách dưới đây:
4.1. Tam Đảo
Nhắc đến miền đất 88 là không thể không nhắc đến vương quốc sương mù Tam Đảo. Đây được mệnh danh là một trong số những điểm tham quan nổi tiếng nhất. Nó được biết đến với khí hậu mát mẻ quanh năm, những đám mây lãng đãng phủ kín các sườn núi tạo nên khung cảnh vô cùng huyền ảo.
Bầu không khí trong lành và phong cảnh hữu tình khiến Tam Đảo là điểm đến lý tưởng để nghỉ dưỡng. Bạn có thể dạo bộ trên những con đường quanh co, ngắm nhìn cảnh đẹp thiên nhiên hoặc thưởng thức các món ăn đặc sản tại các nhà hàng. Đồng thời, bạn có thể lưu sẵn các góc sống ảo cực chất ở vùng đất này như: Nhà thờ đá, Tháp truyền hình, Cổng trời, Cầu Mây, Quán Gió, Rock Cafe… để đến thăm khi có cơ hội đến Tam Đảo.
4.2. Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên
Ngay sau khi nhận được câu hỏi “Vĩnh Phúc có thuộc Hà Nội không”, rất nhiều người sẽ tò mò ở tỉnh này có địa điểm du lịch nào hấp dẫn. Khi đó, chúng ta không thể bỏ qua ngôi chùa thanh tịnh – Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên là một trong ba ngôi chùa lớn nhất Việt Nam, tọa lạc trên một ngọn núi cao bao quanh bởi rừng thông xanh mát.
Trong không gian tâm linh này, chúng ta có thể tìm thấy sự bình yên trong tâm hồn bằng cách tham gia các hoạt động tu tập như nghe giảng pháp hoặc đơn giản là tản bộ trong khuôn viên chùa. Để di chuyển lên Thiền viện, bạn có thể leo bộ khoảng 4km hoặc đi cáp treo với khoảng 10 phút để lên đến đền Thượng. Khu tham quan này sẽ mở cửa quanh năm trong khoảng 3:00 – 12:00 hàng ngày.
4.3. Hồ Đại Lải
Vĩnh Phúc có thuộc Hà Nội không? Không thuộc, đây là khu vực hành chính riêng. Đến với vùng đất này, bạn có thể đến thăm Đại Lải – hồ nước ngọt lớn nhất miền Bắc. Nó toạ lạc tại xã Ngọc Thanh, TP Phúc Yên và được yêu thích bởi vẻ đẹp hoang sơ, thơ mộng với làn nước trong xanh, không khí mát mẻ.
Một số hoạt động vui chơi bạn có thể tham gia khi đến đây như câu cá, đạp vịt, chèo thuyền kayak, cắm trại,… Xung quanh hồ có rất nhiều nhà hàng, quán ăn phục vụ các món ăn đặc sản của địa phương.
4.4. Làng gốm Hương Canh
Vĩnh Phúc có thuộc Hà Nội không? Không thuộc Hà Nội. Làng gốm Hương Canh tọa lạc tại Huyện Bình Xuyên, nếu chưa biết đi đâu chơi bạn có thể đến làng gốm cổ truyền với tuổi đời hơn 300 năm kể trên. Đây sẽ là cơ hội tuyệt vời để bạn chiêm ngưỡng những sản phẩm gốm sứ tinh xảo, độc đáo được làm hoàn toàn thủ công. Điểm đặc biệt của nơi này so với khu làng nghề Bát Tràng là người dân sử dụng chất đất xanh nên khi nung già, gõ tay vào sẽ phát ra tiếng lanh canh vui tai. Trải nghiệm làm gốm là một trong những lựa chọn khi bạn đến đây hoặc có thể chọn mua các sản phẩm gốm sứ làm quà cho người thân và bạn bè.
4.5. Hồ Bản Long
Mặc dù câu trả lời cho “Vĩnh Phúc có thuộc Hà Nội không” là phủ định. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là tỉnh thành này ít điểm vui chơi giải trí. Cuối tuần bạn có thể rủ gia đình và những người bạn thân thiết đến hồ nước trong xanh Bản Long. Không khí nơi đây khá yên bình, phong cảnh hoang sơ với làn nước trong veo, phản chiếu bầu trời xanh ngắt. Gợi ý, bạn có thể tổ chức các buổi cắm trại, picnic hoặc đi thuyền quanh hồ câu cá hoặc đơn giản là tản bộ trên bờ để tận hưởng không khí trong lành.
4.6. Khu du lịch sinh thái – vườn cò Hải Lựu
Nằm ở huyện Sông Lô, đây là địa điểm lý tưởng để bạn ngắm nhìn hàng ngàn con cò trắng bay lượn trên bầu trời, tận hưởng không khí trong lành và khám phá tập tục của các loài động vật hoang dã. Ban quản lý khu du lịch cũng mở thêm các dịch vụ như dựng lều ngoài trời,… nên mặc dù “Vĩnh Phúc có thuộc Hà Nội không” – Không” nhưng bạn không cần lo lắng sẽ buồn chán khi đến đây.
5. Các món ngon tại Vĩnh Phúc
Vĩnh Phúc có thuộc Hà Nội không? Không thuộc thủ đô nhưng nơi này cũng không thiếu nơi khám phá và những món ăn đặc sản ở Vĩnh Phúc cũng có thể khiến bạn bất ngờ:
5.1. Cá thính Lập Thạch
Cá Thính Lập Thạch có vị mặn ngọt đặc trưng, thơm lừng mùi gạo rang và gia vị. Thịt cá dai, thơm, có vị bùi bùi của gạo. Nó thường được dùng để ăn kèm với cơm nóng, xôi, hoặc làm gỏi. Có thể chế biến thêm các món ăn khác như: nem cá thính, chả cá thính,… Để làm được mẻ cá thính ngon, cá phải được ướp cùng ngô, đậu rang, muối và lá ổi để bảo quản ăn dần. Người dân sẽ xếp một lớp cá xen lẫn lớp rơm khô đã vò kỹ, để trong khoảng 3 tháng thì mới lấy ra nướng than hoa. Đặc biệt, món cá ướp mặn này rất hợp khẩu vị với các bà các mẹ và đang gây ấn tượng với nhiều du khách bởi hương vị thơm ngon, lạ miệng.
5.2. Dứa Tam Dương
Vĩnh Phúc có thuộc Hà Nội không? Không. Nhưng điều này không đồng nghĩa với vùng đất này không có nền ẩm thực đa dạng. Nhắc đến các loại hoa quả nhiệt đới thì không thể nhắc đến loại dứa này được đặt tên theo một huyện của tỉnh Vĩnh Phúc, nơi trồng nhiều dứa nhất. Quả thơm Tam Dương có vị ngọt thanh, thơm mát, thịt dứa thì vàng ươm mọng nước. Bạn có thể ăn tươi, làm sinh tố, hoặc chế biến thành các món tráng miệng như: caramen dứa, kem dứa,…
5.3. Tép Dầu Đầm Vạc
Vĩnh Phúc có thuộc Hà Nội không? Không thuộc. Đây là tỉnh thành với đặc trưng nhiều ao hồ, đầm. Nếu đã từng đến đây chắc hẳn bạn đã từng nghe nói đến tép dầu đặc sản Đầm Vạc – thành phố Vĩnh Yên. Nó được xếp vào một trong số những món ăn không thể bỏ qua bởi mặc dù con tép khá nhỏ, chỉ từ 1cm, dài 5 – 7 cm nhưng trong bụng chúng có rất nhiều trứng.
Để tận hưởng ‘đúng vị’, bạn nên mua tép vào tháng 8 – 10 khi chúng đang trong độ sinh sản để thưởng thức vị ngọt tự nhiên, thịt tép giòn tan của chúng. Tép có thể được chế biến thành các món như: chiên giòn, rim mặn ngọt, nấu cháo,… ăn kèm với cơm nóng và rau sống rất ngon.
5.4. Chè kho Tứ Yên
Đây là món ngọt có vị thanh nhẹ nhàng của đậu xanh, đậu đen, vị béo của dừa và chút bùi của hạt sen. Bát chè Tứ Yên ngon nhất khi ăn lạnh và đây cũng là món tráng miệng phổ biến trong các dịp lễ Tết.
5.5. Su su Tam Đảo
Nếu bạn đã từng đến Tam Đảo thì không lạ gì khi xung quanh khu vực này nhiều nhất là ngọn su su. Bất kể chúng ta gọi món gì thì trên bàn mọi nhà hàng Tam Đảo luôn có su su. Món rau ở đây có vị ngọt thanh, mát, giòn tan. Nó thường được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như: xào, luộc, nấu canh, làm nộm,…
Có thể nói, bài viết trên đã giải đáp chi tiết câu hỏi “Vĩnh Phúc có thuộc Hà Nội không”. Đây là một đặc khu hành chính riêng còn Hà Nội là một thành phố trực thuộc Trung ương. Mặc dù hai địa phương này có nhiều mối liên hệ về địa lý và kinh tế, nhưng về mặt hành chính, chúng là hai đơn vị độc lập.
Xem thêm:
Thái Hà thuộc phường nào? Lịch sử lịch thành và phát triển
Huyện Củ Chi thuộc tỉnh nào? Thông tin chi tiết về huyện Củ Chi