Phong cách nội thất Retro đang trở thành xu hướng được nhiều gia chủ yêu thích. Nguyên nhân là ngôi nhà mang màu sắc Retro là sự pha trộn hoàn hảo của vẻ đẹp thẩm mỹ mà còn thể hiện sự tinh tế và cá tính của chủ nhân.
1. Phong cách nội thất Retro là gì?
Phong cách thiết kế Retro (hoài cổ) được bắt nguồn từ những ý tưởng bài trí đầu tiên từ những năm 50 – 70 của thế kỷ XX ở các quốc gia Bắc Âu. Đây là thời kỳ mà xã hội trải qua nhiều biến đổi lớn về văn hóa, nghệ thuật, và thiết kế. Vì thế, điểm nổi bật của phong cách nội thất Retro là sự kết hợp hài hòa giữa nét cổ điển và hiện đại để mang đến không gian sống vừa thanh lịch, ấm cúng nhưng không kém phần mới lạ, phóng khoáng.
Theo thời gian, các tác phẩm của trường phái thiết kế này không bị mai một mà còn phát triển mạnh mẽ và được yêu thích đến ngày nay. Ngoài hình ảnh trong kiến trúc, chúng ta còn thấy tinh thần Retro len lỏi vào trong âm nhạc, quảng cáo và cả thời trang,…
2. Đặc trưng của phong cách nội thất Retro là gì?
2.1. Đồ nội thất
Đây được coi là phần quan trọng nhất quyết định sự tái hiện thành công hay không của phong cách nội thất Retro trong ngôi nhà của bạn. Vì thế, các chuyên gia thường phối hợp chặt chẽ với gia chủ để chọn ra những món đồ gia dụng đầy đủ công nặng nhưng thiết kế phải giữ được nét thanh thoát, cách tân với những chi tiết cong và bo tròn.
Chất liệu cũng là phần được lựa chọn kỹ lưỡng để không gian không vô tình từ “cổ kính” biến thành xưa cũ. Vì thế, họ thường ưu tiên chất liệu tự nhiên có độ bền cao mà vẫn giữ được nét sang trọng như gỗ, da, vải lanh, nhung.
Về màu sắc và mẫu mã thì có ít quy chuẩn hơn. Chủ nhà có thể chọn các màu sắc tươi sáng, nổi bật như đỏ tươi, xanh lá cây, vàng cam, hoặc những màu trung tính như trắng, đen, xám. Mẫu mã thì càng không cần đề cập tới, gia đình thường ưa chuộng đồ cổ hoặc vật phẩm mang biểu tượng thời đại.
2.2. Màu sắc
Bảng màu của phong cách nội thất Retro phải thể hiện được sự sang trọng nhưng không mất đi tính thời thượng, trẻ trung. Để làm được điều này, các nhà thiết kế nội thất thường kết hợp giữa:
- Gam màu chủ đạo tươi sáng, rực rỡ như đỏ, xanh lá, vàng, cam, hồng,…
- Tông màu trung trính phụ trợ như trắng, đen, xám,…
2.3. Tranh trang trí, phụ kiện
Khác với các nghệ thuật bài trí nhà cửa tối giản, phong các nội thất Retro thường tạo ấn tượng mạnh mẽ ngay từ lần đầu với các chi tiết nhỏ hết sức cầu kỳ. Từng góc nhỏ căn nhà được tỉ mỉ trang trí với nhiều bức tranh, đồ trang trí nhỏ xinh.
Điều này vừa giúp trung hòa với không khí cổ xưa màu sắc và đồ nội thất đem lại vừa là cơ hội để gia chủ thể hiện cá tính và lối sống của mình. Với tranh, không ít người thích các bức tranh trừu tượng, hình học, hoặc những bức ảnh đen trắng cổ điển. Còn phụ kiện, trong các căn hộ kiểu này thường xuất hiện đèn hùm pha lê, đồng hồ treo tường cổ điển, đĩa than, máy hát cũ, thảm trải sàn hoa văn lớn…
2.4. Tường nhà
Như đã đề cập đến ở trên, tổng thể màu sắc của căn hộ không được quá màu mè. Trên thực tế, các chủ nhà cũng chỉ thường sơn tường màu sáng hoặc màu kem rất cơ bản. Đôi khi cũng có những gia đình dán giấy dán tường có họa tiết hoa văn lớn, sọc kẻ.
Nếu không, họ sẽ bàn bạc với các chuyên gia bài trí nhà cửa để kết hợp với một số chất liệu như gỗ, gạch, kim loại để tạo điểm nhấn.
2.5. Ánh sáng
Khi thiết kế, các kiến trúc sư xây dựng đã tính toán để tận dụng tốt nhất ánh sáng tự nhiên, góp phần tạo không gian thoáng đãng, tràn đầy nắng và gió cho người sử dụng.
Vì thế, các căn hộ, biệt thự này có thể xuất iện:
- Cửa sổ vòm rộng, cửa sổ cánh, cửa sổ sát đất
- Các loại đèn thả, đèn tường có thiết kế đơn giản, hoặc đèn chùm pha lê để tạo không gian ấm cúng.
3. Ứng dung của phong cách nội thất Retro trong thực tế
3.1. Phòng khách
Đây được xem như trung tâm của ngôi nhà, nơi toàn thể gia đình quây quần, tiếp đón khách khứa. Do đó, nó cần tạo cảm giác ấm cúng, thoải mái và thể hiện được trình độ thẩm mỹ, địa vị xã hội của gia chủ.
Điểm chung của các căn phòng khách mang màu sắc Retro là các món đồ thường thấy như:
- Sofa và ghế kiểu dáng đơn giản, đường nét cong mềm mại, bọc vải nhung hoặc da. Ghế đệm thấp, chân gỗ hoặc kim loại mạ vàng..
- Bàn trà tròn hoặc hình ovan, chân thấp, mặt bàn bằng kính hoặc gỗ.
- Thảm: Thảm trải sàn có họa tiết hình học lớn, màu sắc tươi sáng hoặc thảm lông xù.
- ….
3.2. Phòng bếp
Khác với nơi cần “showoff” nhiều, nơi sum họp, đoàn viên mỗi ngày lễ cần đem đến cảm nhận ấm cúng, gần gũi. Đây cũng là nơi bạn nấu nướng hàng ngày nên phải được bài trí sao cho tiện nghi, đáp ứng được các nhu cầu sinh hoạt.
Trải qua quá trình cân nhắc, các kiến trúc sư nội thất khuyến khích gia đình lắp đặt các thiết bị sau:
- Tủ bếp gỗ với cánh tủ có đường viền nổi, tay nắm bằng đồng.
- Bàn ăn tròn hoặc hình ovan, chân gỗ, mặt bàn bằng gỗ hoặc đá.
- Ghế ăn có tựa lưng cao, bọc vải hoặc da, chân gỗ.
- Đồ dùng nhà bếp bằng gốm sứ, thủy tinh có họa tiết hoa văn cổ điển.
- Phụ kiện như bình hoa, giỏ trái cây, đồng hồ treo tường.
3.3. Phòng ngủ
Để tạo nên không gian nghỉ ngơi, riêng tư để bạn thoải mái ngả lưng sau ngày làm việc mệt mỏi thì bạn chỉ cần vài món đồ cơ bản như giường ngủ, tủ quần áo, bàn trang điểm, đèn ngủ.
4. Phân biệt phong cách thiết kế Retro và Vintage
Nếu như mới tìm hiểu về các ý tưởng thiết kế trong nhà thì bạn rất dễ nhầm lẫn hai kiểu sắp xếp nhà cửa này với nhau. Để hiểu rõ hơn về các trường phái nghệ thuật này, bạn có thể tham khảo bảng so sánh dưới đây:.
Đặc điểm | Phong cách nội thất Retro | Phong cách nội thất Vintage |
Ý nghĩa | Lấy cảm hứng từ những năm 50-70 của thế kỷ XX, pha trộn giữa nét cổ điển và hiện đại. | Hồi tưởng lại vẻ đẹp của quá khứ, thường sử dụng đồ vật có tuổi đời từ 20-100 năm. |
Màu sắc | Sắc màu tươi sáng, rực rỡ như đỏ, xanh lá, vàng, cam, hồng. Kết hợp với màu trung tính như trắng, đen, xám. | Gam màu nhẹ nhàng, trầm ấm, trung tính hoặc pastel. |
Đồ nội thất | Đường nét đơn giản, mềm mại, chất liệu tự nhiên, thiết kế độc đáo. | Đồ dùng cũ, đã qua sử dụng, mang dấu ấn thời gian. |
Họa tiết | Hoa văn lớn, sọc kẻ, hình học. | Hoa văn cổ điển, chấm bi, sọc. |
Chất liệu | Ưu tiên chất liệu tự nhiên như gỗ, da, vải lanh, nhung. | Gỗ, kim loại, thủy tinh cổ điển. |
Không gian | Tạo phong thái hiện đại, trẻ trung, năng động. | Gợi cảm giác ấm cúng, hoài cổ, lãng mạn. |
Phong cách kết hợp | Scandinavian, Industrial. | Rustic, Shabby chic. |
5. Lưu ý khi kết hợp phong cách nội thất Retro với các phong cách nội thất khác
Tổng thể của các ý tưởng thiết kế Retro luôn đem đến hình ảnh trau chuốt, tỉ mỉ, chỉn chu. Nhưng một trong những điểm đặc biệt của chúng là luôn có sự giao hòa với các nghệ thuật nội thất khác. Nếu nó kết hợp với phong cách hiện đại thì căn hộ của bạn sẽ trở nên rất độc đáo, phá cách.
Tuy nhiên, nếu linh hồn nghệ thuật Retro lại va phải những đường nét của Scandinavian style thì không gian sống của bạn dường như được tô thêm màu sắc ấm áp và gần gũi với thiên nhiên. Mặt khác, nếu gia chủ yêu thích phong cách nội thất Industrial thì mọi vị khách bước chân đến tư gia đều bị ấn tượng bởi nội thất vô cùng riêng biệt và cá tính.
Để thành công trong công cuộc trang hoàng sáng tạo nên ngôi nhà của mình, Datxanhdongnambo khuyên bạn nên lưu ý:
- Tìm kiếm nguồn cảm hứng: Tham khảo các tạp chí nội thất, trang web, hoặc hình ảnh trên mạng để tìm kiếm ý tưởng.
- Lựa chọn đồ nội thất phù hợp: Đầu tư vào những món đồ chất lượng cao, thời gian sử dụng lâu dài và có thiết kế độc đáo.
- Sử dụng màu sắc một cách khéo léo: Kết hợp các màu tương phản để tạo điểm nhấn.
- Thêm các phụ kiện Đèn, tranh, thảm, gối…
Có thể nói, phong cách nội thất Retro mang đến cảm giác ấm áp, gần gũi và tràn đầy năng lượng. Với những đường cong mềm mại, màu sắc tươi tắn và họa tiết bắt mắt, phong cách này giúp bạn thư giãn và tận hưởng cuộc sống.