Đất CLN là gì? Đây là khu vực đất có độ phì nhiêu cao, được ký hiệu dành riêng cho mục đích sản xuất nông nghiệp. Nếu muốn tiến hành xây dựng nhà ở trên đất CLN, người dân cần được cơ quan có thẩm quyền thông qua theo đúng quy định của pháp luật.
1. Đất CLN là gì?
Không ít người tò mò “đất CLN là gì?”. Trên thực tế , CLN là ký hiệu cho đất trồng cây phục vụ mục đích nông nghiệp. Đây là loại đất được quy định để trồng các loại cây có chu kỳ sinh trưởng dài như cây ăn quả, cây lấy gỗ,…
(Tham khảo mục III Phụ lục O1 Thông tư 25/2014/TT – BTNMT)
1.1. Mục đích sử dụng đất CLN
Theo quy định, mục đích chính của đất CLN là phục vụ mục đích sản xuất nông nghiệp. Người dân sẽ trồng các loại cây có chu kỳ sinh trưởng dài, mất nhiều năm chăm sóc nhưng đem lại lợi ích kinh tế ổn định hàng năm như:
- Cây công nghiệp cung cấp nguyên liệu cho sản xuất như cao su, cà phê, tiêu, điều, chè, hồ tiêu,…
- Cây ăn quả: Xoài, nhãn, vải, bưởi, cam, quýt, ổi, măng cụt, sầu riêng, táo, lê,…
- Cây lấy gỗ như thông, bạch đàn, keo,…
- Các loại cây lâu năm khác: cây cảnh, cây dược liệu (quế, hồi),…
Được ký hiệu CLN thường là khu vực có độ phì nhiêu cao, ít bị xói mòn. Vì thế, nó rất phù hợp cho cây phát triển và sinh trưởng trong thời gian dài.
1.2. Thời hạn sử dụng đất CLN
Đất CLN được giao cho hộ gia đình có thời hạn sử dụng là 50 năm. Khi hết thời hạn, hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nếu có nhu cầu thì được tiếp tục sử dụng đất theo quy định. (Theo điều 126 Luật Đất Đai 2013)
>>> Xem thêm một số vấn đề liên quan đến đất nền: https://datxanhdongnambo.vn/dat-nen/
2. Đất CLN có được xây nhà không?
Không. Về nguyên tắc, đất CLN thuộc nhóm đất phục vụ sản xuất nông nghiệp. Bạn không được phép xây nhà ở trên khu đất này.
Tuy nhiên, căn cứ vào Khoản 2 Điều 10 Luật đất đai 2013, đất nông nghiệp có thể được chuyển đổi sang đất phi nông nghiệp. Việc chuyển đổi mục đích sử dụng cần được thỏa mãn các quy định của Điều 52 Luật Đất đai 2013.
Theo đó, bạn thành công chuyển đổi đất CLN sang đất thổ cư, tức nhà ở,… nếu :
- Đã thông qua phê duyệt từ cơ quan có thẩm quyền
- Nộp đầy đủ nghĩa vụ về thuế, tài chính và trách nhiệm liên quan
3. Làm thế nào để chuyển đổi đất CLN lên đất thổ cư?
3.1. Về thủ tục
Để thực hiện chuyển đổi đất CLN chuyên trồng cây công nghiệp sang đất ở, bạn cần trải qua quy trình sau:
- Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Người sử dụng đất cần chuẩn bị đúng, đủ các loại giấy tờ theo quy định như sau:
- Đơn xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng cây lâu năm sang đất ở (Mẫu 01 TT 30/2014/TT – BTNMT)
- Giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng nhà ở hay đất đai
- Biên bản xác minh thực địa
- Văn bản thẩm định nhu cầu sử dụng đất và điều kiện cho phép chuyển mục đích sử dụng đất
- Trích lục địa chính thửa đất
- Tờ trình kèm dự thảo quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất theo Mẫu 05 tại Thông tư 30/2014/2014/TT – BTNMT
- Bước 2: Nộp hồ sơ
Bạn hãy đem hồ sơ tới nộp tại Bộ phận một cửa cấp huyện (nếu có) hoặc Phòng Tài nguyên và Môi trường.
- Bước 3: Tiếp nhận, xác minh và xử lý hồ sơ
Cán bộ tiếp nhận hồ sơ sẽ thẩm tra, xác minh nhu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng và xác minh thực địa. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, người dân cần bổ sung đầy đủ giấy tờ theo hướng dẫn trong vòng 03 ngày.
Sau khi hoàn thiện hồ sơ, cơ quan thuế sẽ gửi thông báo cho người sử dụng đất về nghĩa vụ tài chính cần hoàn thiện. Người có nhu cầu chuyển đổi phải nộp đúng số tiền trong thời hạn cho phép.
- Bước 4: Trả kết quả
Bộ phận tiếp nhận hồ sơ sẽ nhận được xác nhận từ cơ quan thuế. Sau đó, các cán bộ có thẩm quyền sẽ cập nhật, chỉnh lý hồ sơ và trả kết quả cho người sử dụng đất.
Thời hạn quy định tối đa 15 ngày kể từ ngày hồ sơ được xác nhận hợp lệ. Một số vùng miền núi, địa hình hiểm trở có thể mất tới 25 ngày xử lý!
3.2. Về chi phí chuyển đổi
Chi phí chuyển đổi đất CLN sang đất phục vụ nhu cầu dân sinh được tính theo công thức sau:
Chi phí chuyển đổi = Tiền sử dụng đất (1) + Lệ phí cấp giấy chứng nhận (2) + Lệ phí trước bạ (3) + Phí thẩm định hồ sơ (4)
Lưu ý: Chi phí chuyển đổi có thể phát sinh thêm khoản đo đạc địa chính, phí trích lục bản đồ,…
Với:
- (2) Tùy theo quy định mỗi tỉnh thành. Song, không quá 100.000đ/ giấy/ lần cấp.
- (3) Lệ phí trước bạ (LPTB) = (Giá tại bảng giá đất x Diện tích) x 0.5%
- (4) Phí thẩm định hồ sơ không cổ định. Theo Khoản 3 Điều 1 Thông tư 106/2021/TT – BTC, mức phí này dao động tùy vào tính phức tạp và điều kiện của từng địa phương.
- (1) có 2 cách tính theo các trường hợp:
Phân loại | Công thức |
TH1: Chuyển một phần đất ao vườn sang đất ở | Tiền sử dụng đất = 50% x (Tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở – Tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp)
(Theo điểm a Khoản 2 Điều 5 Nghị định 45/2014/NĐ – CP) |
TH2: Chuyển từ đất nông nghiệp được Nhà nước giao không thu tiền sang đất ở | Tiền sử dụng đất = Tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở – Tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp
(Theo điểm b Khoản 2 Điều 5 Nghị định 45/2014/NĐ – CP) |
Có thể nói, khái niệm “đất CLN là gì” được định nghĩa như đất chuyên dùng để trồng cây nông nghiệp để sản xuất lâu năm. Để thực hiện xây nhà ở trên khu vực này, bạn phải thực hiện đúng theo quy định của Nhà nước về chuyển đổi mục đích sử dụng đất đã có!