Thờ cúng gia tiên là một trong những văn hóa lâu đời của người Việt. Bên cạnh đó, cách bài trí bàn thờ gia tiên cũng rất đa dạng. Nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố từ diện tích bàn thờ cho tới văn hóa vùng miền. Vậy đâu mới là cách bài trí bàn thờ gia tiên đúng chuẩn?

1. Hướng dẫn cách bài trí bàn thờ gia tiên đầy đủ nhất 

Không khó để thấy được tầm quan trọng của văn hóa thờ cúng gia tiên đối với người Việt. Tuy nhiên cách bài trí bàn thờ gia tiên theo phong thuỷ sao cho đúng, cho đẹp thì là điều mà không phải ai cũng biết. 

1.1. Bàn thờ gia tiên gồm những gì? 

Trước khi tìm hiểu cách bài trí bàn thờ gia tiên, bạn cần biết một bộ đồ thờ đầy đủ gồm những gì. Thực tế, việc chuẩn bị bàn thờ phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó có cả điều kiện kinh tế nên bàn thờ ở mỗi gia đình, mỗi vùng miền sẽ có đôi chút khác biệt. 

Tuy nhiên nhìn chung, một bàn thờ gia tiên cơ bản sẽ gồm: 

  • Bàn thờ
  • Khám thờ – Ngai thờ
  • Ảnh thờ
  • Bát hương
  • Đèn thái cực – Đèn lưỡng nghi
  • Lọ hoa – Mâm quả
  • Bộ đỉnh hương
  • Ba chén nước
  • Hoành phi
  • Câu đối
Bạn nên biết các vật dụng được sử dụng trước khi tìm hiểu cách bài trí bàn thờ gia tiên
Một bộ đồ thờ cơ bản gồm khá nhiều chi tiết

Chất liệu được sử dụng để làm các vật dụng trên bàn thờ thường sẽ là gỗ, gốm sứ, đồng đúc hoặc là mạ đồng. 

Không chỉ khác nhau về các chi tiết, vật dụng, kích thước bàn thờ cũng là yếu tố mà bạn cần quan tâm. Kích thước chuẩn của bàn thờ được chia làm hai loại cụ thể gồm: 

  • Đối với bàn thờ treo tường: chiều sâu tối đa là 610mm và chiều rộng tối đa là 1070mm.
  • Đối với bàn thờ đứng: kích thước phụ thuộc vào lỗ ban và tối đa là 2,17 x 1,17 x ,27 m lần lượt theo chiều dài x rộng x cao. 

1.2. Cách bố trí bàn thờ gia tiên đơn giản, đẹp mắt 

Cách bài trí bàn thờ gia tiên là một trong những điều mà gia chủ cần đặc biệt quan tâm. Bởi ngoài yếu tố thẩm mỹ thì điều này còn có thể ảnh hưởng tới phong thủy cũng như vận mệnh của các thành viên trong gia đình. 

Không gian thờ cúng cần được sắp xếp hài hòa, cân đối. Bên cạnh đó, nó cũng cần tuân theo một số yêu cầu nhất định về phong thủy.  Điều này không chỉ đảm bảo tính thẩm mỹ cao mà còn mang nhiều ý nghĩa tâm linh. 

Thực tế, cách bài trí bàn thờ gia tiên còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Có thể kể đến như số lượng các vật dụng hay diện tích bàn thờ. Tuy nhiên, tất cả đều phải đảm bảo một số quy tắc cơ bản như sau:

  • Ngai thờ: là vật dụng được đặt chính giữa, trong cùng và phải cao nhất trên bàn thờ. Đây cũng là vị trí đại diện cho ông bà, tổ tiên về ngự mỗi dịp cúng bái. 
  • Đỉnh hương: đặt ngay trước ngai thờ, cách khoảng 10cm.
  • Bát hương: đặt ngay trước đỉnh hương, thông thường ngai thờ, đỉnh hương và bát hương sẽ được đặt trên cùng 1 đường thẳng. 
  • Đôi hạc (nếu có): đặt hai bên đỉnh hương và theo hướng chầu đỉnh hương. Khoảng cách thường sẽ là 20-30 cm hoặc linh động theo diện tích bàn thờ. 
  • Đôi chân nến (nếu có): đặt hai bên đôi hạc hoặc ở góc ngoài bàn thờ. 
  • Lọ hoa và mâm bồng: sắp xếp theo quy tắc “Đông Bình Tây Quả” hoặc lần lượt theo thứ tự là phải – trái. 
  • Bộ ba chén nước: đặt ngay phía trước bát hương.
Cách bài trí bàn thờ gia tiên có thể linh hoạt thay đổi nhưng vẫn phải tuân theo quy tắc nhất định
Cách bài trí bàn thờ gia tiên có thể linh hoạt thay đổi nhưng vẫn phải tuân theo quy tắc nhất định

2. Văn hóa thờ gia tiên đối với người Việt

Đối với người Việt, việc thờ cúng gia tiên là vô cùng quan trọng. Đây được coi là một trong những đạo đức cơ bản của việc làm người. Đó là cách để mỗi người tưởng nhớ, biết ơn công lao sinh thành, dưỡng dục của ông bà, cha mẹ… Văn hóa thờ cúng gia tiên ở Việt Nam xuất hiện từ rất sớm, tồn tại song song với văn hóa dân tộc và được gìn giữ cho tới tận ngày nay. 

Theo nhiều nguồn tài liệu, văn hóa thờ cúng tổ tiên tại nước ta xuất hiện rất sớm. Nó bắt đầu từ nền kinh tế nông nghiệp theo chế độ phụ quyền. Dẫu vậy, triết lý cũng như ý nghĩa sâu sắc của việc thờ cúng gia tiên chỉ được phát triển mạnh mẽ hơn sau khi Nho giáo du nhập vào nước ta. 

Văn hóa thờ cúng tổ tiên đã có từ rất lâu đời trong văn hóa Việt 
Văn hóa thờ cúng tổ tiên đã có từ rất lâu đời trong văn hóa Việt

Đến thế kỷ thứ XV, khi Nho giáo có được vị thế quan trọng trong cuộc sống, nhà Lê cũng chính thức thể chế hóa việc thờ cúng gia tiên. Nét văn hóa đầy ý nghĩa này được gìn giữ và không ngừng phát triển. 

Và đến thời Nguyễn, nghi lễ thờ cúng tổ tiên đã chính thức được ghi chép lại trong cuốn “Thọ mai gia lễ”. Đây cũng là một trong những yếu tố góp phần khẳng định tầm quan trọng cũng như thúc đẩy tinh thần bảo tồn cũng như phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc. 

3. Lưu ý khi bài trí bàn thờ gia tiên bạn nhất định phải biết

Thực tế, cách bài trí bàn thờ gia tiên không quá phức tạp và cầu kỳ như nhiều người vẫn tưởng. Tuy nhiên, bạn vẫn nên chú ý một số điểm dưới đây: 

  • Bàn thờ gia tiên nên đặt ở những không gian trang nghiêm, lưng tựa tường để có thể vững chắc. 
  • Cân nhắc đến các yếu tố phong thủy khi chọn hướng đặt bàn thờ
  • Trong cách bài trí bàn thờ gia tiên, chú ý phải dùng hoa quả tươi. Nước cũng phải là nước sạch để thể hiện sự thành kính với ông bà, tổ tiên 
  • Nên bố trí đủ ánh sáng để tránh cảm giác lạnh lẽo đối với không gian thờ cúng 
  • Tuyệt đối tuân thủ một số quy tắc cơ bản khi bài trí bàn thờ gia tiên. 
Một số điểm cần lưu ý trong quá trình chọn cũng như cách bài trí bàn thờ gia tiên
Một số điểm cần lưu ý trong quá trình chọn cũng như bài trí bàn thờ gia tiên

Cách bài trí bàn thờ gia tiên ảnh hưởng tới rất nhiều yếu tố. Bên cạnh yếu tố thẩm mỹ thì nó còn mang rất nhiều ý nghĩa về phong thủy. Vì thế datxanhdongnambo khuyên gia chủ cần đặc biệt chú ý trong cách bố trí bàn thờ gia tiên để vừa đẹp mà lại còn mang nhiều may mắn cho cả gia đình. 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *