Nội thất phong cách cổ điển là hiện thân cho sự hồi tưởng về vẻ đẹp của quá khứ. Với sự phối hợp hài hoà của các món đồ trang trí cổ kính, các đường nét hoa văn truyền thống, cách bài trí này mang đến ấn tượng về không gian sống đậm chất lịch sử nhưng không kém phần ấm cúng và thư thái.
1. Thiết kế nội thất phong cách cổ điển là gì?
Nội thất phong cách cổ điển là cách bài trí, sắp đặt lựa chọn các đồ dùng, đồ gia dụng trong nhà tuân theo lấy cảm hứng từ kiến trúc châu Âu thế kỷ 17 đến thế kỷ 19. Nó mang đến vẻ đẹp sang trọng, quý phái và trường tồn với thời gian qua từng đường nét hoa văn công phu, sự cân bằng trong bố cục và sự hài hoà về mặt màu sắc.
Một trong những biểu tượng của phong cách cổ điển trong nội thất là kỹ thuật trang trí dát vàng, dát bạc lên đồ trang trí. Điều đáng nói là chúng đem lại ấn tượng vừa đủ, cảm giác thanh lịch, tinh tế nhưng không hề phản cảm, chói mắt cho người chiêm ngưỡng.
2. Tìm hiểu về phong cách cổ điển trong nội thất
2.1. Ưu điểm của cách trang trí nội thất phong cách cổ điển
Dễ thấy, nét đẹp tinh tế, tỉ mỉ của không gian sống là lời khẳng định rõ ràng nhất cho gu thẩm mỹ cao cấp của gia chủ. Nhiều hoa văn cầu kỳ, phức tạp nhưng vẫn không kém phần mềm mại, tự nhiên đã được kết hợp hài hoà để tạo nên ngôi nhà không kém phần linh động mà vẫn phảng phất hơi thở cổ xưa.
Ngoài ra, không ít gia đình lựa chọn nội thất phong cách cổ điển cho tổ ấm chung vì nó sang trọng nhưng không mất đi tinh thần ấm cúng. Từ ánh nhìn đầu tiên, nó sẽ để lại ấn tượng mạnh mẽ cho người đối diện bằng sự lấp lánh của đồ trang trí dát vàng, tông màu trầm. Đồng thời, những chi tiết riêng của ngôi nhà như tranh chân dung, ánh sáng vàng ấm áp, chất liệu gần gũi đến thiên nhiên sẽ mang lại cảm giác thư thái, thoải mái cho người sử dụng.
2.2. Nhược điểm của cách bài trí nội thất phong cách cổ điển
Mặc dù có nhiều lợi thế là vậy nhưng trước khi quyết định áp dụng phong cách thiết kế cổ điển cho căn nhà, căn hộ của mình, bạn nên cân nhắc tới các khuyết điểm sau:
- Đòi hỏi không gian sống lớn: Đặc trưng của trường phái bài trí này là khá nặng nề với các hoạ tiết, chi tiết rườm rà nên phải được cân lại bằng không gian lớn. Ngược lại, trong không gian nhỏ thì nó không phát huy được hết giá trị thẩm mỹ, trông khá rườm rà, mệt mỏi và nhanh chóng có xu hướng bị lỗi thời.
- Chi phí cao: Để tạo nên các chi tiết tỉ mỉ theo quy chuẩn nội thất phong cách cổ điển bạn phải trả chi phí khá cao cho nguyên liệu đầu vào và thợ thủ công có tay nghề cao. Đồng thời, lệ phí bảo hành, vận chuyển và sắp xếp các đồ đạc này cũng tiêu tốn khoản ngân sách không nhỏ.
- Khó thay đổi trong tương lai: Đa số các vật liệu để tạo nên tinh thần cổ điển là đá tự nhiên, gỗ quý,…được gắn cố định. Hơn nữa, số lượng điểm nhấn khá nhiều nên gia chủ rất khó thay đổi cách sắp xếp khi cảm thấy không còn phù hợp nữa.
3. Đặc điểm của các thiết kế nội thất phong cách cổ điển
3.1. Nghệ thuật đối xứng và cân bằng
Đây là đặc trưng đầu tiên của phong cách này. Các yếu tố trong căn phòng được đặt so lo, đối xứng nhau, tạo cảm giác hài hòa, ổn định.
Điều này thể hiện ở các đường nét thường mang tính đối xứng, từ cửa sổ, cửa ra vào đến các chi tiết trang trí như đường chỉ, hoa văn. Hoặc đồ nội thất bài được đặt đối xứng, tạo nên sự cân bằng cho không gian.
Ví dụ: hai chiếc ghế sofa đặt đối diện nhau, hai chiếc đèn đứng đặt hai bên bàn trà.
3.2. Về màu sắc
Thông thường trước khi chọn đồ đạc, gia đình sẽ chọn phong cách bài trí và màu sắc chủ đạo. Những người theo trường phái cổ điển thường yêu thích các màu trầm như vàng kim, nâu gỗ, đen,… Bởi các gam màu này vẫn tôn lên vẻ cổ kính mà không làm mất đi nét quý phái của ngôi nhà.
Ngoài ra, các nhà thiết kế cũng sẽ lấy ý kiến của chủ nhà để chọn các màu trung tính như trắng, kem hoặc màu kim loại như vàng, bạc để làm nổi bật lên các đồ trang trí.
3.3. Về điểm nhấn
Ngoài các chi tiết nhỏ thì các hoạ tiết hay đồ nội thất lớn được sử dụng như nét chấm phá cho không gian nội thất phong cách cổ điển. Đó có thể là bức tượng động vật được đặt ở vị trí trung tâm, bức tranh sơn dầu sống động như thật trên tường. Hay bộ bàn ghế lớn được khảm thủ công những hoa văn độc đáo, phức tạp,…
3.4. Về chi tiết
Phào chỉ – đường gờ nổi trên bề mặt hoặc âm tường dùng để che đi khớp nối hoặc chỗ hở của các vật liệu trang trí cũng khá phổ biến trong các ngôi nhà theo thiết kế sang trọng.
Đồng thời, các chi tiết chạm khắc tinh xảo trên đồ nội thất, cửa, cầu thang,… hoặc gương soi có khung kim loại mạ vàng cũng được nhiều gia chủ lựa chọn cho căn nhà của mình.
3.5. Đồ nội thất phong cách cổ điển
Ngoài ngoại hình lộng lẫy, không ít chủ sở hữu còn đề cao giá trị tinh thần nội thất, vì thế họ thường chọn các món đồ tương tự tầng lớp quý tộc, vua chúa ngày trước như:
- Sofa lớn, bọc da thật hoặc giả da, với những đường nét uốn lượn mềm mại.
- Bàn trà có chân chạm khắc, mặt bàn bằng gỗ tự nhiên hoặc đá.
- Tủ đồ có nhiều ngăn kéo, cánh tủ được chạm khắc tinh xảo.
- Giường ngủ lớn, đầu giường được bọc nhung hoặc gỗ, có nhiều chi tiết chạm khắc.
- Đèn chùm pha lê, đèn tường bằng đồng tạo ánh sáng lung linh và ấm áp.
3.6. Về vật liệu
Để hoàn tất ấn tượng về vẻ quyền quý, kiêu sa cho căn hộ của mình thì các nhà thiết kế nội thất sẽ chọn lọc nguyên vật liệu rất kỹ lưỡng. Những chất liệu được chọn phải vừa dễ chạm khắc mà vừa bền vững, có giá trị sử dụng lâu dài.
Dưới đây là một số gợi ý phù hợp như sau:
- Gỗ tự nhiên từ cây óc chó, sồi, bạch đàn… được sử dụng làm đồ nội thất chính.
- Đá marble, granite,… làm thành bàn bếp, bàn trà, sàn nhà
- Vải nhung, lụa, các loại vải cao cấp này được may rèm cửa, bọc sofa.
- Kim loại như đồng, vàng, bạc sẽ điểm xuyết trên đèn chùm, tay nắm cửa,…
3.7. Về ánh sáng
Trong căn nhà chú trọng nét xa hoa, lộng lẫy như trên, các chuyên gia thường khuyến khích lắp đặt ánh sáng vàng ấm áp hoặc đèn sáng trắng cơ bản. Ngoài ra, các loại đèn chùm, đèn thả cũng trở thành những vật trang trí đẹp mắt không thể bỏ qua.
4. Ứng dụng của nội thất phong cách cổ điển
4.1. Phòng khách
Đây là nơi tiếp khách nên là nơi mang nét nội thất phong cách cổ điển rõ nét nhất. Để tạo cảm giác ấm cúng, thư giãn, người ta thường tận dụng ánh sáng vàng ấm áp, sofa bọc da êm ái, đồ nội thất bằng gỗ quý,… Tất cả những điều này tổng hoà tạo nên một không gian chung đẳng cấp, thể hiện sự tinh tế và gu thẩm mỹ của gia chủ.
4.2. Phòng bếp
Được thiết kế dụng tâm chỉ sau phòng khách là phòng bếp ấm cúng, gần gũi – nơi cả gia đình quây quần bên nhau. Vì đây là nơi nấu nướng trực tiếp nên bạn có thể các kiến trúc sư sẽ trực tiếp kết hợp giữa tủ bếp gỗ, bàn ăn bằng đá tự nhiên với các thiết bị nhà bếp hiện đại.
Điều này sẽ đảm bảo căn bếp vẫn tinh xảo theo quy chuẩn của không gian nội thất chung nhưng vẫn tiện nghi khi sử dụng.
4.3. Phòng ngủ
Nơi thư giãn sau một ngày dài làm việc mệt mỏi nhưng vẫn phải mang hơi thở của vua chúa, quý tộc là yêu cầu không hề đơn giản với các chuyên gia nội thất. Thông thường, họ sẽ sử dụng ánh sáng vàng dịu nhẹ phủ lên giường ngủ lớn, bọc nhung, cùng với những chi tiết trang trí tinh tế tạo nên một không gian ấm cúng.
Theo Datxanhdongnambo, thiết kế nội thất phong cách cổ điển là trường phái nghệ thuật hết sức công phu. Nó phải được tạo nên từ những chi tiết hết sức tỉ mỉ, tinh tế từng khâu lựa đồ, chọn màu sắc, chất liệu,…. phù hợp cho từng địa điểm khác nhau trong ngôi nhà.