Vĩnh Phúc là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Hồng, giáp thủ đô Hà Nội và là một trong các tỉnh dẫn đầu cả nước về phát triển nông thôn mới. Vươn lên sánh vai cùng 4 vùng kinh tế trọng điểm của Bắc Bộ (Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh), với khoảng 20 KCN lớn nhỏ, tỉnh đang nhận được sự quan tâm của đông đảo người dân trên cả nước. Trong số đó là thắc mắc về “Vĩnh Phúc có bao nhiêu huyện” và đặc điểm địa lý, khí hậu và dân cư nơi đây.
1. Vĩnh Phúc có bao nhiêu huyện?
Tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay có 9 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm:
- 2 thành phố: Vĩnh Yên và Phúc Yên.
- 7 huyện: Tam Dương, Tam Đảo, Yên Lạc, Vĩnh Tường, Lập Thạch, Sông Lô và Bình Xuyên.
Tuy nhiên, tính đến thàng 3/2024, UBND tỉnh đề xuất thành lập thêm 13 đơn vị cấp xã mới. Như vậy, theo phương án mới trên, tỉnh sẽ còn 88 xã, 15 phường và 18 thị trấn, giảm 15 đơn vị hành chính so với hiện nay. Nguyên nhân của đề xuất là nhiều xã, phường của tỉnh có diện tích quá nhỏ. Có thể kể đến như phường Ngô Quyền (TP Vĩnh Yên) chỉ vỏn vẹn 0,6 km2, xã Việt Xuân (Vĩnh Tường) có diện tích 2,8km2,…
Như vậy, trong tương lai, nếu kiến nghị trên được thông qua, lời giải đáp cho câu hỏi “Vĩnh Phúc có bao nhiêu huyện” vẫn không thay đổi nhưng diện tích và số đơn vị hành chính trực thuộc của huyện, TP sẽ tăng lên.
2. Danh sách các huyện của tỉnh Vĩnh Phúc
Với diện tích tự nhiên 1.235,87km2 và vị trí địa lý tự nhiên thuận lợi. Phía Bắc giáp Thái Nguyên, Tuyên Quang, phía Tây được nối liền tỉnh Phú Thọ. Phía Nam giáp thủ đô Hà Nội và phía Đông có ranh giới với huyện Sóc Sơn, Đông Anh.
Hiện nay, tỉnh có 41 dân tộc anh em sinh sống, 2 thành phố, 7 huyện và 136 xã, phường, thị trấn (Theo vinhphuc.dcs.vn). Thông tin cụ thể tham khảo báng dưới đây:
STT | Quận huyện | Dân số (người) | Diện tích
(km2) |
Số đơn vị hành chính | Năm thành lập |
1 | TP. Phúc Yên | 106.002 | 120,13 | 8 phường, 2 xã | 2018 |
2 | TP. Vĩnh Yên | 119.128 | 50,39 | 8 phường, 1 xã | 1899 |
3 | Huyện Bình Xuyên | 131.013 | 145,67 | 5 thị trấn, 8 xã | – |
4 | Huyện Lập Thạch | 136.150 | 173,1 | 2 thị trấn, 18 xã | – |
5 | Huyện Sông Lô | 98.738 | 150,32 | 1 thị trấn, 16 xã | 2008 |
6 | Huyện Tam Dương | 114.391 | 107,13 | 2 thị trấn, 11 xã | 1998 |
7 | Huyện Tam Đảo | 83.938 | 234,76 | 3 thị trấn, 6 xã | 2003 |
8 | Huyện Vĩnh Tường | 205.345 | 142 | 3 thị trấn, 25 xã | – |
9 | Huyện Yên Lạc | 156.456 | 107,65 | 2 thị trấn, 15 xã | – |
3. Bản đồ các huyện, thành phố của tỉnh Vĩnh Phúc mới nhất hiện nay
3.1. Thành phố Vĩnh Yên
Khi tìm hiểu về “Vĩnh Phúc có bao nhiêu huyện” thì đô thị lớn nhất tỉnh – Thành phố Vĩnh Yên cũng nhận được sự quan tâm không kém. Đây vừa là nơi quy tụ các đơn vị hành chính vừa là khu vực có nền kinh tế sôi động nhất.
Sơ hữu vị trí thuận lợi giao thương với các tỉnh lân cận, thu hút nhiều doanh nghiệp đầu tư,
TP tập trung phát triển công nghiệp chế biến, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí, điện tử. Ngoài ra, dịch vụ cũng là một ngành kinh tế quan trọng, đặc biệt là dịch vụ thương mại, tài chính, ngân hàng.
Hiện nay, Vĩnh Yên có 8 phường và 1 xã trực thuộc, đó là:
- Phường Định Trung
- Phường Đống Đa
- Phường Đồng Tâm
- Phường Hội Hợp
- Phường Khai Quang
- Phường Liên Bảo
- Phường Ngô Quyền
- Phường Tích Sơn
- Xã Thanh Trù
3.2. Thành phố Phúc Yên
Là thành phố thứ hai trong tỉnh, tương tự TP Vĩnh Yên, Phúc Yên cũng có cơ cấu kinh tế đa dạng. Với 2 KCN Kim Hoa và Phúc Yên có quy mô hơn 200 ha và lợi thế dân số trẻ, thành phố đang tích cực đẩy mạnh các ngành sản xuất như dệt may, chế biến, vật liệu,…
Có diện tích gần gấp 3 lần đô thị lớn nhất tỉnh nhưng khu vực này cũng chỉ được chia thành 8 phường và 2 xã như sau:
- Phường Đồng Xuân
- Phường Hùng Vương
- Phường Nam Viêm
- Phường Phúc Thắng
- Phường Tiền Châu
- Phường Trưng Nhị
- Phường Trưng Trắc
- Phường Xuân Hòa
- Xã Cao Minh
- Xã Ngọc Thanh
3.3. Huyện Tam Dương
Bên cạnh 2 thành phố kể trên thì tỉnh có khá nhiều huyện, trong đó huyện Tam Dương được biết đến với ngành nông nghiệp lương thực, hoa màu vô cùng năng động. Các sản phẩm chủ lực như lúa, ngô, rau,… được cung cấp cho trong và ngoài tỉnh.
Người dân chủ yếu tập trung ở vùng đồng bằng, tập trung ở 2 thị trấn Hợp Hòa, Kim Long và rải rác ở 11 xã dưới đây:
- Xã An Hòa
- Xã Đạo Tú
- Xã Đồng Tĩnh
- Xã Duy Phiên
- Xã Hoàng Đan
- Xã Hoàng Hoa
- Xã Hoàng Lâu
- Xã Hợp Thịnh
- Xã Hướng Đạo
- Xã Thanh Vân
- Xã Vân Hội
3.4. Huyện Tam Đảo
Đây là một trong số các điểm du lịch nhận được lượng tìm kiếm cao nhất của tỉnh, bên cạnh thắc mắc “Vĩnh Phúc có bao nhiêu huyện”. Tam Đảo được biết đến với dãy núi hùng vĩ, dân cứ thưa thớt và chủ yếu là người dân tộc thiểu số.
Khai thác thế mạnh này, địa phương chú trọng vào xây dựng các khu du lịch sinh thái, homestay, khách sạn nghỉ dưỡng thu hút được lượng khách đông đảo hàng năm. Tam Đảo được chia thành 3 thị trấn: Hợp Châu, Đại Đình và Tam Đảo. Ngoài ra, huyện còn có 6 đơn vị hành chính cấp xã:
- Xã Bồ Lý
- Xã Đạo Trù
- Xã Hồ Sơn
- Xã Minh Quang
- Xã Tam Quan
- Xã Yên Dương
3.5. Huyện Yên Lạc
Tọa lạc tại đông bắc của tỉnh Vĩnh Phúc, Yên Lạc là huyện có địa hình bằng phẳng, thuận lợi cho trồng lúa, ngô và hoa màu. Với diện tích khá lớn 156,456 km2, nơi đây được chia thành 2 thị trấn và 15 xã, cụ thể là:
- Thị trấn Yên Lạc
- Thị trấn Tam Hồng
- Xã Bình Định
- Xã Đại Tự
- Xã Đồng Cương
- Xã Đồng Văn
- Xã Hồng Châu
- Xã Hồng Phương
- Xã Liên Châu
- Xã Nguyệt Đức
- Xã Tề Lỗ
- Xã Trung Hà
- Xã Trung Kiên
- Xã Trung Nguyên
- Xã Văn Tiến
- Xã Yên Đồng
- Xã Yên Phương
3.6. Huyện Vĩnh Tường
Được biết đến không kém so với huyện Tam Đảo hay TP Vĩnh Yên là huyện Vĩnh Tường. Không ít người không biết “Vĩnh Phúc có bao nhiêu huyện” nhưng đều biết tới các sản phẩm trần thạch cao, khung tường,… nổi tiếng xuất phát từ các doanh nghiệp địa phương.
Nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh, vừa có đồng bằng, vừa có đồi núi, huyện gồm 3 thị trấn với 25 xã:
- Thị trấn Vĩnh Tường
- Thị trấn Thổ Tang
- Thị trấn Tứ Trưng
- Xã An Tường
- Xã Bình Dương
- Xã Bồ Sao
- Xã Cao Đại
- Xã Chấn Hưng
- Xã Đại Đồng
- Xã Kim Xá
- Xã Lũng Hòa
- Xã Lý Nhân
- Xã Nghĩa Hưng
- Xã Ngũ Kiên
- Xã Phú Đa
- Xã Tam Phúc
- Xã Tân Phú
- Xã Tân Tiến
- Xã Thượng Trưng
- Xã Tuân Chính
- Xã Vân Xuân
- Xã Việt Xuân
- Xã Vĩnh Ninh
- Xã Vĩnh Sơn
- Xã Vĩnh Thịnh
- Xã Vũ Di
- Xã Yên Bình
- Xã Yên Lập
3.7. Huyện Lập Thạch
Nằm ở phía Bắc với địa hình đồi núi là chủ yếu, đất đai trên địa bàn huyện chủ yếu được quy hoạch để trồng chè và các loại cây ăn quả. Dân cư huyện Lập Thạch khá thưa thớt với thành phần chủ yếu là dân tộc thiểu số.
Theo thông tin tử UBND tỉnh, khu vực này gồm 2 thị trấn và 18 xã như sau:
- Thị trấn Lập Thạch
- Thị trấn Hoa Sơn
- Xã Bàn Giản
- Xã Đình Chu
- Xã Hợp Lý
- Xã Liễn Sơn
- Xã Quang Sơn
- Xã Thái Hòa
- Xã Triệu Đề
- Xã Văn Quán
- Xã Xuân Hòa
- Xã Bắc Bình
- Xã Đồng Ích
- Xã Liên Hòa
- Xã Ngọc Mỹ
- Xã Sơn Đông
- Xã Tiên Lữ
- Xã Tử Du
- Xã Vân Trục
- Xã Xuân Lôi
3.8. Huyện Sông Lô
Khác với Lập Thạch, Sông Lô có khá dân cư khá đông đúc, tập trung vào phát triển song song kinh tế nông nghiệp và công nghiệp. Như đã nói ở trên, các đơn vị hành chính của tỉnh được chia khá nhỏ, vì thế, không lấy làm lạ khi huyện Sông Lô có 1 thị trấn và 16 xã:
- Thị trấn Tam Sơn
- Xã Bạch Lưu
- Xã Cao Phong
- Xã Đôn Nhân
- Xã Đồng Quế
- Xã Đồng Thịnh
- Xã Đức Bác
- Xã Hải Lựu
- Xã Lãng Công
- Xã Nhân Đạo
- Xã Nhạo Sơn
- Xã Như Thụy
- Xã Phương Khoan
- Xã Quang Yên
- Xã Tân Lập
- Xã Tứ Yên
- Xã Yên Thạch
3.9. Huyện Bình Xuyên
Là nơi quy tụ đến 6/ 18 khu công nghiệp của Vĩnh Phúc, Sông Lô cũng là nơi được biết đến chỉ sau khu du lịch và thành phố lớn của tỉnh. Đây cũng là lý do khu vực này thu hút nhiều lao động từ mọi nơi đến sinh sống và làm việc. Trên bản đồ hành chính, chúng ta dễ quan sát thấy huyện có 5 thị trấn gồm: Hương Canh, Bá Hiến, Đạo Đức, Gia Khánh và Thannh Lãng.
Tuy nhiên, Bình Xuyên lại có tới 8 xã như sau:
- Xã Hương Sơn
- Xã Phú Xuân
- Xã Quất Lưu
- Xã Sơn Lôi
- Xã Tam Hợp
- Xã Tân Phong
- Xã Thiện Kế
- Xã Trung Mỹ
Có thể nói, Vĩnh Phúc có bao nhiêu huyện là câu hỏi cơ bản khi tìm hiểu về một tỉnh hay thành phố. Ngoài ra, Datxanhdongnambo khuyên bạn nên tìm hiểu về đặc điểm kinh tế, dân cư – xã hội khi trước khi đưa ra quyết định đầu tư hay chuyển đến đây làm việc, học tập.