Sự đơn giản, tinh tế và tối ưu công năng chính là những đặc trưng cơ bản của phong cách minimalism trong nội thất. Đây cũng là lý do mà phong cách thiết kế minimalism được yêu thích và lựa chọn nhiều tới vậy. Vậy phong cách minimalism trong nội thất cụ thể như thế nào? Đặc trưng cơ bản ra sao? Dưới đây sẽ là tất tần tật về phong cách thiết kế minimalism nói chung và trong nội thất nói riêng.
1. Minimalism là gì? Thế nào là phong cách minimalism trong nội thất?
Minimalism, hay dễ hiểu hơn còn gọi là chủ nghĩa tối giản. Phong cách thiết kế này được phát triển mạnh ở Mỹ trong những năm của thập niên 60 và 70. Dưới góc độ thiết kế có nghĩa là giảm thiểu tối đa các chi tiết thừa, hình khối, bảng màu.
Phong cách Minimalism được hiểu là thiết kế làm hạn chế tối đa các đường nét, chi tiết, số lượng. Thiết kế này sẽ mang lại một không gian tinh tế, thông thoáng và hài hòa. Điểm nhấn nổi bật của phong cách này chính là sự đơn giản, không phô trương. Đi cùng với đó là đường nét rõ ràng, đề cao những khoảng trống. Ngoài ra ưu tiên sử dụng những tông màu đơn sắc.
2. 4 đặc trưng cơ bản của phong cách thiết kế minimalism trong nội thất
Dưới đây là 4 đặc trưng cơ bản của phong cách thiết kế minimalism trong nội thất, chi tiết như sau:
2.1. Nguyên tắc “Less it more” – tổng thể ít mà nhiều
“Less it more” tức là loại bỏ nội thất không cần thiết một cách tối đa. Đồng thời cũng cần giản lược các chi tiết rườm rà, phức tạp. Chỉ nên để lại những vật dụng, nội thất hữu ích, gọn gàng và đơn giản. Các nội thất thường được chọn hướng đến việc giữ lại các không gian trống. Bên cạnh đó cần được bố trí phù hợp, áp dụng không gian mở tạo cảm giác tự do, thông thoáng.
Tổng thể tuy ít nhưng vừa đủ, đây được xem là nguyên tắc cốt lõi trong thiết kế nội thất theo phong cách tối giản. Yếu tố làm nên sự hấp dẫn của phong cách thiết kế minimalism là tổng thể kiến trúc thống nhất, hài hòa. Đó cũng chính là lý do tại sao phong cách minimalism trong nội thất đơn giản nhưng không hề kém phần đơn điệu.
2.2. Bảng màu trung tính, tiết chế màu sắc
Sự tối giản trong phong cách minimalism trong nội thất được thể hiện rõ nhất ở việc sử dụng màu sắc. Không gian thiết kế theo phong cách minimalism chỉ nên được sử dụng tối đa 4 màu. Tuy nhiên tối ưu nhất chỉ nên dùng 3 màu bao gồm màu chủ đạo, màu nền và màu làm điểm nhấn. Một số sắc màu có thể sử dụng như trắng, be, kem là màu nền. Dùng tổ hợp xám làm màu chủ đạo và nâu, xanh, vàng..là màu điểm nhấn.
Sự kết hợp các gam màu trung tính này màu này sẽ tạo ra một bức đệm cho các đồ nội thất trong phòng. Cách này cũng đáp ứng tiêu chí tối giản, triệt để các chi tiết trang trí nhằm giữ lại các khoảng trống. Không chỉ làm tăng giá trị thẩm mỹ mà còn đem lại cảm giác rộng rãi cho không gian.
2.3. Ưu tiên sử dụng ánh sáng làm điểm nhấn
Trong xu hướng thiết kế nội thất tối giản, đặc biệt minimalism, ánh sáng có thể coi như một phần của thiết kế. Ánh sáng là yếu tố quyết định sự liên kết cho toàn bộ không gian. Phần trang trí đặc biệt này có thể đem lại hiệu ứng thẩm mỹ về mặt thị giác vô cùng mạnh mẽ. Không những không tốn diện tích mà còn góp phần lớn trong việc tạo điểm nhấn cho các điểm quan trọng.
Hiệu ứng ánh sáng tác động vào nội thất cũng giúp không gian thêm sinh động hơn. Tận dụng ánh sáng một cách triệt để có thể tạo các hiệu ứng bóng đổ vào đồ nội thất. Góp ích không nhỏ giúp tôn lên hình khối nội thất và các thành phần khác trong kiến trúc chung.
Ánh sáng được vận dụng một cách tối đa còn đem lại cảm giác tự do, thoải mái cho gia chủ. Có thể nói đây là yếu tố đáp ứng hoàn hảo tiêu chí tối giản của phong cách minimalism trong nội thất.
2.4. Lựa chọn đồ nội thất tối giản – tối thiểu
Phong cách minimalism trong nội thất dường như không bao giờ xuất hiện các chi tiết cầu kỳ chỉ nhằm mục đích trang trí. Nếu có cũng chỉ là các vật trang trí đáp ứng nhu cầu sử dụng thiết yếu hàng ngày. Bởi lựa chọn hàng đầu của phong cách này là sự kết hợp của các nội thất thông minh, tính thẩm mỹ cao.
Phong cách tối giản này thường sử dụng các sản phẩm nội thất thông minh, tích hợp nhiều công năng. Mục đích chính chắc chắn là giúp tiết kiệm không gian và tạo nên sự gọn gàng nhất có thể. Vì điều này mà sản phẩm nội thất như bàn, ghế, tủ, kệ ti vi,. luôn được hạn chế ở mức tối đa nhất.
Vật liệu sử dụng thường ưu tiên đồ đơn sắc, bề mặt trơn nhẵn, hạn chế chi tiết nhiều. Một trong những vật liệu phổ biến có thể kể đến các loại đá nhân tạo, gỗ công nghiệp. Các món đồ cũ, không rõ mục đích sử dụng cũng thường bị loại bỏ khi chọn phong cách này. Mục đích là tối giản hóa không gian và giảm bớt sự rườm rà, mang lại không gian hiện đại hơn.
Phong cách minimalism trong nội thất được săn đón bởi sự giản dị và tinh tế trong không gian mà nó mang lại. Những thông tin trên của Datxanhdongnambo chắc hẳn đã giải đáp rõ hơn về minimalism. Các đặc trưng cơ bản của phong cách này trong thiết kế. Tối giản nhưng rất hiện đại, chắc chắn minimalism sẽ ngày càng phổ biến. Có thể phong cách này sẽ dẫn đầu trong thiết kế nội thất tương lai.